Xây dựng Đề án rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực gắn với liên kết vùng phát triển bền vững các tỉnh phía Nam đến năm 2030

​Thực hiện Kế hoạch xây dựng một số đề án được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao, Cục Trồng trọt đã phối hợp Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp xẫy dựng dự thảo Đề án Rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực gắn với liên kết vùng phát triển bền vững các tỉnh phía Nam đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án). Hiện nay, dự thảo đề án đang được lấy ý kiến góp của Sở Nông nghiệp và PTNT khu vực: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyến hải Nam Trung Bộ và các cơ quan nghiên cứu để tiếp tục hoàn chỉnh, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành theo quy định. Dự thảo đề án đã xác định các  mục tiêu cụ thể đến năm 2030, gồm:
- Diện tích rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực 55-60% tổng diện tích cho sản phẩm, tăng từ 1,8 đến 2 lần so với hiện tại.
- 100% các tỉnh có diện tích rải vụ thu hoạch trái cây xây dựng kế hoặc và thực hiện kế hoạch hoạt động liên kết vùng đối với từng loại trái cây.
- Tại các vùng sản xuất rải vụ trái cây tỷ lệ diện tích trái cây áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và GAP khác…) tăng 10-15% năm; tỷ lệ diện tích trái cây được cấp mã số vùng trồng 50-60%. diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 40-50%.
xây dựng Đề án rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực _hình 1.jpg
Vùng trồng Sầu riêng tại Xuân Lộc, Đồng Nai
 
Định hướng đến năm 2030, khu vực phía Nam sẽ có 12 loại trái cây chủ lực thực hiện rải vụ gắn với liên kết vùng, gồm: (1) cây Thanh Long, diện tích 55 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 45 ngàn ha; (2) cây Sầu riêng, diện tích 90 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 50 ngàn ha; (3) cây Xoài,  diện tích 100 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 35 ngàn ha; 3) cây Xoài,  diện tích 100 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 35 ngàn ha; 4) cây Chôm chôm,  diện tích 25 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 7 ngàn ha; (5) cây Nhãn,  diện tích 35 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 20 ngàn ha; (6) cây Bưởi,  diện tích 60 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 26 ngàn ha; (7) cây Cam,  diện tích 50 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 25 ngàn ha; (8) cây Dứa, diện tích 34,6 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 19 ngàn ha; (9) cây Bơ,  diện tích 30,8 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 12 ngàn ha; (10) cây Mãng cầu Na,  diện tích 12 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 8 ngàn ha; (11) cây Mít,  diện tích 64 ngàn ha, diện tích cho rải vụ khoảng 30 ngàn ha; (12) cây Chuối, diện tích 79,6 ngàn ha, diện tích rải vụ 79,6 ngàn ha.
 xây dựng Đề án rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực _hình 2.jpg
Vùng trồng Xoài tại Xuân Lộc, Đồng Nai
 
Theo dự thảo Đề án, tỉnh Đồng Nai có 7 loại cây nằm trong nhóm rải vụ gắn với liên kết vùng, gồm: (1) cây Sầu Riêng , quy mô liên kết 8 ngàn ha, sản lượng 74 ngàn tấn, trong đó: rải vụ thu hoạch khoảng 4,5 ngàn ha, sản lượng 45 ngàn tấn, thời gian thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; (2) cây Xoài,  quy mô liên kết 15 ngàn ha, sản lượng 130 - 135 ngàn tấn, diện tích rải vụ 9 ngàn ha, sản lượng rải vụ 85 - 90 ngàn tấn, thời gian thu hoạch rải vụ từ tháng 9 đến tháng 12; (3) cây Chôm chôm, quy mô liên kết 10 ngàn ha, sản lượng 145 - 150 ngàn tấn, trong đó, diện tích rải vụ 2,6 ngàn ha, sản lượng rải vụ 35 - 40 ngàn tấn, thời gian thu hoạch rải vụ từ tháng 11 đến tháng 4; (4) cây Bưởi, quy mô liên kết 10 ngàn ha, sản lượng 98- 100 ngàn tấn, trong đó: diện tích rải vụ 5 ngàn ha, sản lượng 55 ngàn tấn, thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 2; (5) cây Mãng Cầu na quy mô liên kết 600 ha, sản lượng 4 ngàn tấn, trong đó: diện tích rải vụ 365 ha, sản lượng rải vụ 2,4 ngàn tấn, thời gian thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau; (6) cây Mít, quy mô liên kết 9 ngàn ha, sản lượng 135 ngàn tấn, trong đó: diện tích rải vụ 5 ngàn ha, sản lượng 85 ngàn tấn, thời gian thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 5; (7) cây Chuối, diện tích 11,3 ngàn ha, sản lượng 163,5 ngàn tấn.
xây dựng Đề án rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực _hình 3.jpg
Vùng trồng Chuối tại xã Bàu Hàm
 
Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy tại khu vực phía Nam hiện có 7 biện pháp rải vụ thu hoạch đối với cây ăn quả chủ lực đó là: biện pháp chong đèn (đối với cây thanh long), biện pháp xiết nước đối với xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi…), biện pháp xử lý hóa chất (đối với hầu hết các loại cây ăn quả chủ lực), biện pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp, (đối với bưởi, cam, xoài, sầu riêng) biện pháp bấm cành, tỉa lá cây (đối với cây na), biện pháp chọn thời điểm thu hoạch bằng cách chọn thời điểm trồng (đối với chuối, dứa) và biện pháp sử dụng giống mới đối với mít, bơ. Trong đó, có một số loại cây được nông dân sử dụng tổng hợp một số biện pháp kể trên. Các hoạt động rải vụ cây ăn quả chủ lực ở các tỉnh phía Nam thực sự có hiệu quả; mặc dù năng suất có giảm (bằng 0,7 - 0,75 lần so với năng suất chính vụ), chi phí có tăng (gấp khoảng 1,4 lần so với chi phí chính vụ) nhưng do giá bán sản phẩm tăng (tăng từ 1,4 – 1,6 lần so với giá bán sản phẩm chính vụ) nên lợi nhuận thu được cao hơn so với sản xuất chính vụ từ 1,08 lần đến 1,53 lần.
 xây dựng Đề án rải vụ thu hoạch trái cây chủ lực_hình 4.jpg
Vùng trồng Bưởi tại huyện Tân Phú
 
Để thực hiện các mục tiêu, đề án cũng xác định 5 nhóm giải pháp, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp về liên kết sản xuất - tiêu thụ - sơ chế - bảo quản sản phẩm trái cây chủ lực, trong đó có các giải pháp: Giải pháp về tăng cường và công khai thông tin đến với từng tác nhân trong từng mối liên kết; Giải pháp về đào tạo và tập huấn nông dân để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả liên kết; Giải pháp về hỗ trợ thành lập các hợp tác xã CAQ; Giải pháp về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và ngành hàng CAQ chủ lực ở các vùng liên kết nói riêng; Giải pháp mời gọi và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và quản lý vận hành hệ thống Logistic với ngành hàng trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đổi mới và tăng cường hoạt động của các tổ chức hỗ trợ giá trị; Đổi mới và tăng cường hoạt động của các tổ chức hỗ trợ giá trị; (2) Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật, trong đó có các giải pháp: Giải pháp về giống; Giải pháp về kỹ thuật; Giải pháp về quản lý và điều hành sản xuất; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; (4). Nhóm giải pháp về truyền thông (tuyên truyền, vận động); (5) Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ các loại quả chủ lực rải vụ thu hoạch.
Nguyễn Văn Đều

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​