Cơ sở đóng gói khoai lang đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc

​Vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo về kết quả kiểm tra trực tuyến doanh nghiệp khoai lang Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này. Theo đó, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang đã được phê duyệt mã số. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có 01 cơ sở đóng gói khoai lang đáp ứng yêu cầu của đợt kiểm tra trực tuyến của GACC (Công ty TNHH BU HUNG tại xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc được ký kết vào ngày 09/11/2022. Nghị định thư gồm 8 Điều và 01 Phụ lục. Trong đó, Nghị định yêu cầu khoai lang (Ipomoea batatas, tên tiếng Anh: sweet potato) được xuất khẩu sang Trung Quốc phải được sản xuất tại Việt Nam và không dùng cho mục đích làm giống. Các đối tượng dịch hại trên khoai lang được quy định trong Nghị định thư gồm 01 loại vi khuẩn Streptomyces ipomoeae, 01 loài nấm Pythium splendens và 5 loại tuyến trùng: Pratylenchus brachyurus, Longidorus sp., Meloidogyne arenaria, Meloidogyne incognita, Meloidogyne javanica
Cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp và phê duyệt mã số phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc khoai lang một cách chính xác. Cơ sở đóng gói phải phân loại khoai lang xuất khẩu xuất khẩu sang Trung Quốc và loại bỏ các sản phẩm có đốm bệnh, biến dạng, củ khoai có triệu chứng bị sâu bệnh, tiến hành quá trình rửa bằng nước hai lần nhằm loại bỏ tạp chất và thực hiện các biện pháp khác, đảm bảo khoai lang không có côn trùng sống, đất, tàn dư thực vật như thân rễ, lá và các tạp chất khác, phải thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo không mang theo các đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm.
Cơ sở đóng gói khoai lang đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc_hình 1.jpg
Khu vực rửa khoai lang tại cơ sở
 
Khoai lang ngay sau khi đóng gói phải bảo quản ở khu vực riêng biệt, không để chung với khoai lang xuất khẩu sang các thị trường khác và khoai lang chưa được làm sạch hoặc chưa được kiểm tra. Cơ sở đóng gói phải áp dụng các biện pháp hiệu quả để kiểm soát sinh vật gây hại, bố trí bẫy bọ cánh cứng và ngài để tránh lây nhiễm.
Trên mỗi hộp khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải được ghi nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc, trên đó ghi tên vùng trồng, tên cơ sở chế biến, số đăng ký tương ứng, v.v. Trên hộp khoai lang cũng phải ghi dòng chữ tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh: "Exported to the People’s Republic of China" (输往中华人民共和国).
Khu vực đóng gói phải vệ sinh sạch sẽ và phải có nền cứng. phải áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại để đảm bảo không có chuột và côn trùng…. Vật liệu đóng gói phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật có liên quan của Trung Quốc.
Ngoài ra, trước khi xuất khẩu khoai lang, mỗi lô hàng sẽ tiến hành lấy mẫu 2%, lấy ít nhất 60 củ để gọt vỏ, cắt củ trong quá trình kiểm tra phân tích giám định mẫu, nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm còn sống, tàn dư thực vật mang bệnh hoặc đất thì lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và doanh nghiệp xuất khẩu cũng như vùng trồng, cơ sở đóng gói khoai lang liên quan sẽ bị tạm dừng xuất khẩu.
Cơ sở đóng gói khoai lang đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc_hình 2.jpg
Bẫy sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói
 Cơ sở đóng gói khoai lang đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc_hình 3.jpg
Đèn bắt côn trùng tại cơ sở
 Cơ sở đóng gói khoai lang đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc_hình 4.jpg
Cơ sở trang bị rèm chắn côn trùng
 Cơ sở đóng gói khoai lang đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc_hình 5.jpg
Bảng nhận diện sinh vật gây hại thị trường Trung Quốc quan tâm tại cơ sở
 
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 140 vùng trồng đã được cấp mã số và 82 cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand. Trong đó, các cây trồng chủ lực có diện tích được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu thị trường Trung Quốc như: 18 vùng trồng xoài với diện tích hơn 9 nghìn ha; có 22 vùng trồng chôm chôm với diện tích hơn 6,9 nghìn ha; 30 vùng trồng chuối với diện tích 5,6 nghìn ha; 13 vùng trồng mít với diện tích 2,2 nghìn ha, 9 vùng trồng thanh long với diện tích 728 ha; 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích 820 ha. Các cây trồng chủ lực có diện tích xuất khẩu thị trường EU, Úc, New Zealand như: 2 vùng trồng chanh diện tích 35,5 ha; 7 vùng trồng chôm chôm với diện tích 67,4 ha và 28 vùng trồng xoài với diện tích 377 ha
Trọng Toàn – Chi cục TT,BVTV&TL

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​