Tập huấn về thực thi công ước CITES trong quản lý nuôi loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm và loài thuộc phụ lục CITES

​Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hay còn gọi  là một hiệp ước đa phương nhằm mục đích bảo đảm việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, đồng thời đưa ra nhiều cấp độ bảo vệ khác nhau. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 trên tổng số 184 quốc gia thành viên. Sau 30 năm tham gia vào Công ước CITES, công tác bảo vệ động thực vật hoang dã và nguy cấp tại Việt Nam đang từng bước được tiến triển, hoàn thiện bằng các khung pháp lý để có thể dần dần tiến tới áp dụng đồng bộ với luật quốc tế. Các văn bản quan trọng phải kể đến như: Luật Lâm nghiệp; Luật Đa dạng sinh học; Luật Thủy sản; Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 06/2019/ NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước CITES; Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, trong đó công bố Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, Danh mục loài thủy sản được kinh doanh tại Việt Nam; Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Thông tư 17/2023/TT-BNNPTNT ban hành Bảng mã HS đối với hàng hóa là thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp…
Nhằm giới thiệu các quy định mới về quản lý nuôi trồng thủy sản
tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP; giới thiệu
các quy định về quản lý các loài thủy sinh quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; các
loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang
dã, nguy cấp (CITES) và các quy định khác có liên quan,  Cục Thủy sản đã phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “Công tác quản lý nuôi trồng thủy sản (bao gồm loài thủy sinh quý hiếm, loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES” cho các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tại tỉnh Lâm Đồng (từ ngày 7-8/8/2024) và tỉnh Lào Cai ( từ ngày 14-15/8/2024).
Tham dự lớp tập huấn, các học viên được hiểu thêm Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Trong đó, CITES đã thiết lập khung luật pháp quốc tế cùng với những quy định nhằm kiểm soát buôn bán quốc tế khoảng 40.900 loài với 16% loài động vật và 84% loài thực vật thuộc các Phụ lục I, II, III CITES. Bên cạnh đó, học viên cũng được tiếp cận những kiến thức bổ ích được truyền tải tại buổi tập huấn như  các quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thuộc Phụ lục CITES theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.
 tập huấn về thực thi công ước CITESES_hình 1.jpg
Chuyên gia đại diện Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trao đổi kiến thức tại lớp tập huấn

Theo Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã
nguy cấp (CITES):
1. Phụ lục I gồm 704 loài động vật, 395 các loài động vật, thực vật đang bị đe doạ tuyệt chủng và có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Việc buôn bán quốc tế các loài này được cho là phi pháp.
2. Phụ lục II gồm hơn 5.400 loài động vật, 33.700 loài thực vật chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ tuyệt chủng nếu tình trạng thương mại quá mức, không được kiểm soát. Các loài này vẫn được buôn bán quốc tế nhưng cần có giấy phép xuất nhập khẩu của cơ quan quản lý các quốc gia liên quan.
3. Phụ lục III gồm 372 loài động vật, 134 loài thực vật được các nước thành viên yêu cầu CITES giúp đỡ, hỗ trợ bằng cách đưa chúng vào Phụ lục III, việc buôn bán quốc tế các loài này được cho phép nhưng chịu sự kiểm soát.
 Nguyễn Nguyên

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​