​Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030. Trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho các Bộ ngành, Trung ương, các địa phương và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước.
Nhằm triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 một các đồng bộ, kịp thời thống nhất và hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 08/7/2024 triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030. Nội dung thực hiện tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản: a) Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề,b) Hoàn thiện, cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; cập nhật thông tin, công bố kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
(2) Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: a) Tổ chức quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu vực đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng phòng hộ, khu bảo tồn đất ngập nước; c) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, gây nuôi, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; d) Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Quỹ cộng đồng theo quy định.
(3) Tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản: a) Thả tái tạo một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu vào các thủy vực; tăng cường quản lý loài thủy sản tại các khu vực được tái tạo, phục hồi bảo đảm hiệu quả; b) Phối hợp, nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương nuôi, thả tái tạo một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu vào các thủy vực; tăng cường quản lý các khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi để bảo đảm hiệu quả; c) Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản theo quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; d) Phục hồi và bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú và đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản; đ) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái và môi trường sống của loài thủy sản; e) Nghiên cứu triển khai thực hiện thí điểm mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một số loại hình thủy vực tự nhiên như sông, hồ chứa, rừng ngập mặn phù hợp với nhu cầu của người dân theo hướng bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn; đảm bảo sinh kế bền vững và an sinh xã hội;  g) Tổ chức hợp tác giữa cấp quản lý với các bên liên quan như: các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức xã hội,... đặc biệt là cộng đồng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và khối tư nhân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
(5) Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản: a) Điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề, ngư cụ để khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề khai thác không thân thiện với nguồn lợi và môi trường, có tính chọn lọc thấp, khai thác thủy sản còn non tại các thủy vực; b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường xử lý các hoạt động sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt, khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài nguy cấp, quý, hiếm; c) Tổ chức phối hợp với các lực lượng chức năng như: thanh, kiểm tra chuyên ngành thủy sản, kiểm lâm, Cảnh sát giao thông đường thủy, công an địa phương,... thực hiện kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; d) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nâng cao năng lực tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện xử lý vi phạm pháp luật cho lực lượng thanh, kiểm tra chuyên ngành thủy sản.
Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai_hình 1.jpg
Kiểm tra và thu giữ ngư cụ cấm (lồng xếp) khai thác thủy sản trên hồ Trị An
 
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 3575/KH-SNN ngày 31/7/2024 để cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thành các hoạt động cần thiết, ưu tiên thực hiện để thống nhất trong hành động của ngành về triển khai thực hiện Chương trình; xây dựng chi tiết nội dung nhiệm vụ, thời hạn và trách nhiệm triển khai của các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình. Tập trung triển khai thực hiện: kế hoạch thả tái tạo nguồn lợi thủy sản tại một số thủy vực trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề trên các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu và đưa vào thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở một số thủy vực; tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác thủy sản ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản.
 Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai_hình 2.jpg
Tuyên truyền triển khai các quy định mới trong công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lơi tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch
 
Hoàng Nga – Chi cục Thủy sản

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​