Chương trình OCOP Đồng Nai, với kết quả tích cực, bước vào năm bản lề 2023

Trong năm 2022, mặc dù còn có nhiều khó khăn, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh: Suy giảm kinh tế chung và khó khăn về thị trường; biến đổi khí hậu, dịch Covid, vẫn còn không ít những tác động. Song "Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022, tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, bước vào năm bản lề 2023, năm thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025". Đây là nhận định, đánh của Đồng chí Nguyễn Thị Hoàng - Phó chủ tịch UBND tỉnh tại Lễ công bố quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai năm 2022.      
Với phương châm chủ động, sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong thực hiện, năm qua, các sở, ngành, địa phương và đặc biệt là các chủ thể, đã tập trung, lao động theo yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP đặt ra: Ngay từ đầu năm, Cơ quan Thường trực Chương trình (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan, tham mưu UBND ban hành văn bản chỉ đạo việc tăng cường công tác triển khai thực hiện Chương trình, đã khích lệ và tạo thuận lợi hơn về môi trường pháp lý. Công tác tuyên truyên, đến toàn thể cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn, được thực hiện khá tốt, đã ngày càng thay đổi và nâng cao rõ nét nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng đối với Chương trình, theo hướng chuyển mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Hướng dẫn cụ thể, kịp thời việc đăng ký, lập, hoàn thiện hồ sơ theo Bộ tiêu chí và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm năm 2022. Điều tạo sự ấn tượng rõ nét là, trong phát triển sản phẩm, các chủ thể, luôn chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, hình thành các sản phẩm có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, đúng với tinh thần của Chương trình <<Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu>>. Kết quả cụ thể, năm 2022, tỉnh đã có 02 đợt tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Đợt một 06/11 huyện, thành phố, đợt hai 10/11 huyện, thành phố). Trên cơ sở đánh giá của Hội đồng OCOP cấp huyện, Hội đồng OCOP cấp tỉnh đã tổ chức đánh giá, phân hạng và kết quả có 58 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, đạt và vượt 16% so mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 41 sản phẩm đạt 3 sao; theo nhóm sản phảm: 55 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm (94,8%), có 02 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống (3,4%), 01 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ (1,7%). Các địa phương có nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá trong năm 2022 là (Xuân Lộc 12 sản phẩm, Định Quán 10 sản phẩm, Cẩm Mỹ 08 sản phẩm, Trảng Bom 07 sản phẩm) - Lũy kế đến nay trên địa tỉnh có 150 sản phẩm của 75 chủ thể đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang chờ Trung ương đánh giá, 52 sản phẩm đạt 4 sao và 97 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và có phản hồi rất tích cực.
Bên cạnh, kết quả tích cực đạt được, trong thực hiện, Chương trình còn những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm: Số lượng sản phẩm nâng hạng còn ít so với tiềm năng (trong năm 2022, chỉ có 07 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao). Hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP của các chủ thể vẫn còn thiếu các hồ sơ minh chứng như: thông tin ghi nhãn hàng hóa chưa đúng theo quy định, các chỉ tiêu kiểm nghiệm chưa đầy đủ theo yêu cầu, chưa thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, chưa có bản cam kết bảo vệ môi trường,… Một số Hội đồng đánh giá cấp huyện chưa bám sát các tiêu chí đánh giá chấm điểm, phân hạng dẫn đến tỷ lệ sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh công nhận chưa cao so với đề xuất của địa phương.
Để thực tốt hiện nhiệm vụ năm 2023, năm có ý nghĩa bản lề, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành thắng lợi Kế hoạch số 7613/KH-UBND ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025. Chương trình năm 2023, số giải pháp, cần được tập trung thực hiện, như sau;  
1. Trước hết, một trong nhiệm vụ được tiếp tục chú trọng thực hiện thường xuyên: Thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền Chương trình với hình thức phù hợp, nội dung thiết thực; nhất là, những thông tin mới về cơ chế, chính sách liên quan, mô hình, cách làm tiên tiến, hiệu quả... Tuyên truyền, truyền thông trên nhiều kênh, có sức quảng bá, giao dịch rộng rãi, mang lại hiệu quả nhiều mặt cho các đối tượng; nhất là, các tổ chức kinh tế, người tiêu dùng. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ Chương trình OCOP với thực hiện các phong trào thi đua, để luôn tạo động lực thực hiện Chương trình.   
2. Bám sát các tiêu chuẩn, quy chuẩn; huy động tốt mọi nguồn lực, tạo bước đột phá, trong triển khai thực hiện tiếp theo chu trình OCOP thường niên, với phương châm linh hoạt, sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng, để phát triển sản phẩm trên cả hai mặt: Mở rộng sản phẩm mới và nâng cấp, để có tỷ lệ sẩn phẩm đạt chuẩn OCOP 04 và 05 sao nhiều hơn nữa; phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, nguồn lực của từng địa phương; nhất là, nguồn lực về lao động, công nghệ, nguyên liệu, truyền thống văn hóa vùng miền.
3. Gắn với đặc điểm từng khu vực, địa phương, có biện pháp, tập trung phát triển sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP với từng loại hình phù hợp, hiệu quả. Trong đó, chú trọng các loại hình: Du lịch sinh thai, du lịch nông nghip - nông thôn và du lịch về nguôn. Đồng thời, gắn với các điểm du lịch đã có, hình thành chuỗi liên kết, để mở rộng và tiêu thụ sảm phẩm OCOP rộng rãi đến người tiêu dùng. Đảm bảo, không ngừng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
4. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, vào Thu hoach, bảo quản, chế biến; nhất là, các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường và gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; cũng như bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống quê hương. Đảm bảo các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP, phải có bước tiến rõ nét về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định tem, nhãn mác và truy xuất nguồn gốc, khảng định rõ thương hiệu sản phẩm.
3. Kết hợp với các chương trình, đề án kinh tế các lĩnh vực để: Vừa đẩy mạnh việc thực hiện các dự án khởi nghiệp với OCOP cấp tỉnh, cấp huyện; nhằm tạo sự lan tỏa nhanh, rộng và thu hút đông đảo người dân tham gia; góp phàn thúc đẩy phát triển kinh té chung trên địa bàn; vừa phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; khai thác, phát huy thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa.
4. Tổ chức tốt các hoạt động thị trường, sau đặt chuẩn OCOP, để sản phâm OCOP tiếp tục được tiêu thụ rộng rãi, đứng vững trên thị trường, thúc đẩy phát triển trở lại đối với Chương trình: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, kết nối hiệu quả cung cầu sản phẩm OCOP. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký, tham gia giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP tại các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm, các chợ truyền thống; thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố hình thành tối thiểu 01 điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP trong năm 2023. Nghiên cứu tổ chức Hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai...
5. Tiếp tục tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; nhằm chủ động nguồn nhan lực cho thực hiện Chương trình; nhất là đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, như: Đào tao mới, đào tao lại, đào tạo tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thực tiễn tại các đơn vị, cơ sở sản xuất; người lao động tham gia các hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch; thu hut lao động có chuyên môn, kinh nghiệm; chủ động đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình.
6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước; nhằm vừa truyền cảm hứng, vừa là cầu nối, chuyển tải kịp thời đến các đối tượng, nhất là các chủ thể về những nội dung có liên quan đến chương trình OCOP nói chung và từng sản phẩm nói riêng: Phát triển sản phẩm mới gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống. Hỗ trợ, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm OCOP đã được công nhận; hướng dẫn đăng ký công bố chất lượng sản phẩm OCOP. các nội dung về phát triển thương hiệu; xây dựng và quản lý hệ thống chất lượng tiên tiến; đăng ký mã số, mã vạch; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý; việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, đánh giá phân hạng sản phẩm... . Chú trọng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chương trình vận hành.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương và Kế hoạch số 228-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban Chấp  hành Đảng bộ tinh (khóa XI) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn những năm tiếp theo. Với kết quả, kinh nghiệm, có ý nghĩa quan trọng qua gần 03 năm thực hiện xây dựng và phát triển sản phẩm (OCOP), kết quả có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho Chương trình đi vào những năm tiếp theo; đặc biệt năm 2023, năm bản lề, thực hiện Kế hoạch số 7613/KH-UBND ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2023, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh chắc chắn, sẽ gặt hái được nhiều thắng lợi hơn nữa trên các mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
Hoàng Sơn

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​