​07 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nuôi trồng thủy sản

Theo đánhh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thực hiện các  quy định về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản và kết quả giám sát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương năm 2023 cho thấy: nhiều địa phương chưa tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, đào tạo thẩm định viên cho trưởng đoàn thẩm định để đảm bảo yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chưa thực hiện đầy đủ công tác tổ chức thẩm định, chứng nhận và ký cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt công tác tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết; việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản chưa được xử lý triệt để nguy cơ gây mất an toàn đối với sản phẩm thủy sản nuôi.
Để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật đảm bảo an toàn thực
phẩm và để đáp ứng yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm thủy sản nuôi, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản tại Văn bản số 785/BNN-TS ngày 26/01/2024, trong đó tập trung thực hiện 07 nhiệm vụ trọng tâm như sau: (i) Tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, đào tạo thẩm định viên cho trưởng đoàn thẩm định để đảm bảo yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT; (ii) Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Khẩn trương tổ chức triển khai thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (iii) Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tổ chức ký cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Khẩn trương tổ chức ký cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (iv) Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã được tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Rà soát các hồ sơ đã thẩm định, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để tổ chức thẩm định, đánh giá định kỳ đảm bảo thời gian quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT; (v) Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã được ký cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Khẩn trương tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT; (vi) Ưu tiên bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn; thẩm định, chứng nhận; ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện cam kết an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản; (vii) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 5 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể đối với các hành vi vi phạm về: Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; sử dụng thuốc thú y không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng; sử dụng nguyên liệu thuốc thú y; sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế; sử dụng thuốc thú y trong danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật.
Năm 2023, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên đối tượng nuôi. Diện tích nuôi thủy sản đạt 8.672 ha, mặc dù diện tích nuôi thủy sản có giảm (-0,72% so cùng kỳ), nhưng người dân đã chủ động chuyển đổi sang phương thức nuôi thâm canh, siêu thâm canh, chuyển đổi đối tượng nuôi kém hiệu quả sang đối tượng có giá trị kinh tế tăng cao, do đó tổng sản lượng thủy sản trong năm 2023 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, ước đạt 74,63 nghìn tấn, tăng 4,98% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 68,58 nghìn tấn, tăng 5,5%; sản lượng khai thác đạt 6,05 nghìn tấn, giảm 0,57%. Cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt và chất lượng con giống theo hướng sạch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, do đó hiệu quả sử dụng đất thủy sản được tăng lên, đa phần sản phẩm thủy sản được tiêu thụ cơ bản ổn định, đặc biệt tôm thẻ, tôm càng xanh, cá rô đồng, cá lóc đang có giá tiêu thụ tốt, người nuôi có lãi cao.
   7 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nuôi trồng thủy sản_hình 1.jpg
7 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nuôi trồng thủy sản_hình 2.jpg
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh theo quy trình 02 giai đoạn tại huyện Nhơn Trạch
 
Công tác giám sát an toàn thực phẩm thủy sản năm 2023 được ngành tăng cường thực hiện, lồng ghép triển khai tuyên truyền các quy định về nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua 10 lớp tập huấn tại các huyện: Định Quán, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Xuân Lộc; tổ chức treo 400 cờ phướn tuyên truyền về “Tất cả các tổ chức/cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản – nghiêm túc thực hiện các quy định về An toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”; triển khai hỗ trợ sản xuất theo quy trình VietGAp; phối hợp lấy 160 mẫu thức ăn, vật tư các loại dùng trong nuôi trồng thủy sản và 230 mẫu thủy sản nuôi các loại để kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm, kim loại nặng, vi sinh trong nuôi trồng thủy sản;…
Để thực hiện tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 785/BNN-TS ngày 26/01/2024; tăng cường quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; hướng dẫn và giám sát tổ chức sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; lấy mẫu giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Quang Tuyên

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​