​Về ban hành Kế hoạch thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2024

Nhằm kiểm tra để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và giám sát việc thực hiện các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ngày 02/02/2024, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai đã ký ban hành Kế hoạch số 164/KH-CCCNTY về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2024.
Theo đó, Kế hoạch nhằm kiểm tra, đánh giá, lấy mẫu khách quan, trung thực; Chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, tồn tại, đề ra biện pháp xử lý, khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn các cơ sở khắc phục những tiêu chí không đạt yêu cầu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật và giải quyết các thủ tục hành chính đúng thời gian quy định.
Về nội dung thẩm định gồm có:
1. Thẩm định đánh giá định kỳ được thực hiện trong quý II năm 2024
- Thẩm định 02 cơ sở đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi chim yến đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực thì số lượng thẩm định về việc duy trì thực hiện các biện pháp bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; các quy trình sản xuất, ghi nhãn và các tài liệu đi kèm sản phẩm.
- Thẩm định 28 cơ sở (dự trù có 02 cơ sở xuống loại C phải đi thẩm định lại) đối với các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật trên cạn gắn với cơ sở giết mổ động vật tập trung đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực về việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Phương pháp thẩm định là xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết và hướng dẫn cho các cơ sở có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu khắc phục để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Thẩm định xếp loại được thực hiện trong năm 2024
- Thẩm định 05 cơ sở đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong mật, chim yến; cơ sở thu gom, sơ chế mật ong do tỉnh cấp phép (trừ các cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận về thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực) về đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người tham gia sản xuất, kinh doanh, quản lý an toàn thực phẩm; việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất và ghi nhãn hàng hóa; việc thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát về chất lượng.
- Thẩm định dự kiến 11 cơ sở (dự trù có 02 cơ sở xếp loại C phải đi thẩm định lại) đối với các cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật trên cạn gắn với cơ sở giết mổ tập trung về việc cơ sở vật chất, trang thiết bị; nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Phương pháp thẩm định là xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết và thông báo kết quả kiểm tra, hướng dẫn cho các chủ cơ sở có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu khắc phục để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
Về kinh phí dự kiến thực khiện thẩm định khoảng 86 triệu đồng từ nguồn thu phí, lệ phí của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai giao:
- Phòng Chăn nuôi: thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong mật, chim yến; cơ sở thu gom, sơ chế mật ong; thông báo về kế hoạch thẩm định định kỳ cho chủ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong mật, chim yến; cơ sở thu gom, sơ chế mật ong thuộc đối tượng thẩm định định kỳ được biết; Chủ trì tổ chức thẩm định đánh giá định kỳ các cơ sở đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thực hiện thu phí, lệ phí thẩm định (nếu có) và thanh quyết toán theo quy định.
- Phòng Kiểm dịch động vật: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở được phân công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật trên cạn gắn với cơ sở giết mổ tập trung; thông báo kế hoạch thẩm định định kỳ cho cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật trên cạn gắn với cơ sở giết mổ tập trung được biết; chủ trì tổ chức thẩm định đánh giá định kỳ các cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật trên cạn gắn với cơ sở giết mổ tập trung đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thu phí và lệ phí thẩm định (nếu có) và thực hiện việc thanh quyết toán theo quy định; chủ trì tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo đúng quy định.
- Phòng Thanh tra - Pháp chế: cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra khi có yêu cầu.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện và thành phố: kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở được phân công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu.
- Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm: chuẩn bị dụng cụ, vật tư lấy mẫu, bảo quản mẫu; xét nghiệm và gửi kết quả xét nghiệm về phòng Kiểm dịch động vật, Chăn nuôi để tổng hợp; thực hiện việc thanh quyết toán nguyên liệu lấy mẫu, bảo quản, xét nghiệm mẫu theo quy định.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp: quản lý nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch; hướng dẫn hồ sơ thanh quyết toán theo quy định.
Nguyễn Thị Thanh Tuyền - CC. CN&TY
 
 

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​