​Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc.

Ngày 06/12/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc”.
Tham dự hội nghị có đại diên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các Cục: Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Thú y, Bảo vệ thực vật, Văn phòng SPS Việt Nam; Bộ Công Thương (Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi); Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc; các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và các Chi cục trực thuộc; Trung tâm khuyến nông; Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam; Đại diện các Hiệp hội rau quả; VASEP; Điều; Hồ tiêu; Cà phê-Cacao và doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam.
hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ATTP, KDDTV khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc_hình 1.png
Quang cảnh hội nghị

Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 20 năm qua. Trung Quốc cũng đang là thị trường hàng đầu của nhiều loại nông sản chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả, sắn và cao su. Về thủy sản, Trung Quốc đang là thị trường lớn thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Đặc biệt, có những mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc mà Việt Nam gần như là thị trường cung cấp duy nhất. Chẳng hạn, 100% phile cá tra đông lạnh và quả thanh long nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2021 là từ Việt Nam.
Ông Phạm Trung Nghĩa, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, cho rằng, những biến động trên thị trường quốc tế vừa qua như dịch covid-19, cuộc chiến Nga và Ucraina, … và sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ - kinh tế số vừa là thách thức vừa là cơ hội. Vì vậy, ngoài việc phát triển các thị trường khác, nhất là những thị trường đã có FTA với Việt Nam, các doanh nghiệp cần chú trọng khai thác thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Trung Quốc, việc đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc, là yếu tố hàng đầu.
Ông Hoàng Lý, Trung tâm Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vùng 5 (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) đã hướng dẫn các doanh nghiệp nắm rõ quy định của thị trường về đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch, an toàn thực phẩm trong xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Theo đó, ngoài những yêu cầu chung, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần nắm rõ những yêu cầu đặc thù. Các cơ sở nuôi này phải được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và được cấp mã số; Được cơ quan thú y địa phương triển khai giám sát các bệnh TSV, MBV, WSSV, IHHNV của 3 giai đoạn nuôi ... đồng thời cần phải chủ động trong việc đăng ký gia hạn trên CIFER, bởi việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký trên CIFER thường chậm. Phía Trung Quốc cũng chậm phản hồi đối với hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin (bổ sung sản phẩm) của phía Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Anh, chuyên viên Phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông (Cục Thú y), cho biết, ngoài các yếu tố về sơ sở pháp lý, điều kiện đăng ký xuất khẩu. Tổ yến phải có nguồn gốc từ nhà yến được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được cơ quan thú y giám sát dịch bệnh, giám sát an toàn thực phẩm, ngoài ra còn phải chú ý đến các thông tin trên bao bì sản phẩm. Tổ yến không thuộc các vùng có bệnh cúm gia cầm trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm xuất khẩu, hàng năm phải cung cấp cho TCHQ trung quốc báo cáo giám sát an toàn dịch bệnh và kế hoạch của năm tiếp theo. Sản phẩm từ các doanh nghiệp chế biến đã đăng ký và được GACC chấp thuận…
Trần Quang Việt – PKD – CCCN&TY
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​