​Khảo sát về loài cá Tỳ bà (cá Lau kiếng) trên lòng hồ Trị An

Cá Tỳ bà hay còn gọi là cá lau kiếng, cá quét đường có tên khoa học là Hypostomus plecostomus, nguồn gốc phân bố tự nhiên ở Nam Mỹ, mà chủ yếu là ở lưu vực sông Amazon. Loài cá này có kích thước trung bình chiều dài cơ thể ít khi vượt quá 30 cm. (Chiều dài không kể đuôi Lo = 30 cm) nhưng cũng có thể bắt gặp ở hồ Trị An và ao nuôi ven hồ những cá thể lớn hơn vượt 35 cm. Loài cá Tỳ bà nhập vào Việt Nam qua con đường phi mậu dịch chủ yếu là làm cá cảnh của một số nhà nuôi và kinh doanh cá cảnh. Nó có tên trong danh mục các loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định tiêu chí xác định và ban hanh danh mục loài ngoại lai xâm hại.
Cá Tỳ bà xuất hiện nhiều trong các thủy vực khác nhau ở Đồng Nai, cũng như ở các tỉnh khác từ những năm cuối thập niên 90 tới nay. Lượng cá khai thác được ngày càng nhiều, cá có mặt hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt và các vùng cửa sông. Tất cả các ngư cụ khai thác nước ngọt đều có thể đánh bắt được loài cá này,… Nhiều vùng nước khi đánh bắt hoặc thu hoạch, lượng cá Tỳ bà chiếm tỷ lệ khá lớn. Do có hình dạng xấu và do những tin đồn thất thiệt nên khi gặp loài cá này trong ngư cụ, nhiều người dân còn thả cá trở lại thủy vực, nên cá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Việc tìm hiểu và đánh giá tác động của chúng tới nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi ở hồ Trị An là một điều cần thiết và đáng quan tâm.
Qua khảo sát một vài ngư cụ khai thác trên hồ Trị An và phỏng vấn người dân khai thác, Chi cục Thủy sản ghi nhận như sau:
- Đối với nghề đăng, với chiều dài lưới khoảng 80 m, thu được khoảng 20 - 25 kg cá Tỳ bà, các loài thủy sản khác như cá chép, lăng,.. thu được 5 – 6 kg trong một ngày.
- Đối với nghề cào, trung bình một chuyến cào/ngày, thu được khoảng 15 – 20 kg cá Tỳ bà.
khảo sát về loài cá Tỳ bà_hình 1.jpg
Ngư dân đang thu lưới đánh bắt thủy sản
 khảo sát về loài cá Tỳ bà_hình 2.jpg
Cá Tỳ bà dính vào mắt lưới

 khảo sát về loài cá Tỳ bà_hình 3.jpg
Cá Tỳ bà thu được sau một ngày đăng lưới
 
1. Các mặt tiêu cực của cá Tỳ bà:
- Có thể gây nên sự cạnh tranh về không gian sống đối với các loài thủy sản khác ở hồ Trị An.
- Do cấu tạo miệng cá có dạng giác bám, nên nó có thể đeo bám trên cơ thể cá khác, đặc biệt là cá nuôi trong ao, bè để hút nhớt làm cho cá chết.
- Do vây lưng, vây ngực cá Tỳ bà cứng nên có thể làm rách lưới khi thu hoạch thủy sản.
2. Giải pháp nhằm hạn chế sự phát triển của loài cá Tỳ bà ở hồ Trị An:
Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân về ảnh hưởng của cá Tỳ bà trên các thủy vực nước ngọt như:
- Khi khai thác thủy sản bắt gặp cá Tỳ bà, thì không nên thả cá trở lại thủy vực để hạn chế cá tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
- Tùy theo kích cỡ cá, có thể dùng làm phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc chế biến làm thức ăn cho người như chả cá, khô cá,…
khảo sát về loài cá Tỳ bà_hình 4.jpg
Chế biến khô cá và chả cá Tỳ bà
 
Lý Cần Thành - Chi cục Thủy sản
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​