Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP

​Ngày 04/01/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Mục tiêu của kế hoạch nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác để triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này. Phân công , thiết lập Đầu mối thông tin về Hiệp định RCEP tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn, làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề liên quan đến Hiệp định; đồng thời, chủ trì, làm đầu mối theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức doanh nghiệp triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ cơ bản như: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP và các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để thực hiện Hiệp định RCEP; Công tác xây dựng pháp luật, thể chế; Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP; Tiếp tục phối hợp với các nước thành viên Hiệp định RCEP thúc đẩy để Hiệp định RCEP sớm có hiệu lực với tất cả thành viên, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác RCEP. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhấn mạnh đến vấn đề tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi số hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
RCEP là một Hiệp định thương mại tự do được ký kết vào tháng 11/2020 giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và 5 đối tác của ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc. RCEP sẽ tạo ra một thị trường thương mại và đầu tư lớn nhất thế giới, bao gồm 15 quốc gia với dân số gần 2,3 tỷ người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 28.500 tỷ USD trong năm 2020. Giá trị thương mại của các nước tham gia RCEP cũng đã đạt hơn 10.700 tỷ USD, tương đương 30,3% tổng giá trị thương mại trên toàn cầu vào năm ngoái.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP_hình 1.jpg
10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác của ASEAN thông qua Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Với hiệp định này, Việt Nam và các nước ASEAN có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Cam kết trong RCEP cũng sẽ làm giảm thuế quan của nhiều nước trong khối đối với hàng hóa Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc, đặc biệt, kinh tế thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19... đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bên cạnh các Hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai; ngày 11/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định số 01/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) triển khai thực hiện. Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngành Nông nghiệp đã triển khai đến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị mình biết để thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực; đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, trong đó tập trung thực hiện: kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng chuyên canh đối với các loại sản phẩm chủ lực của tỉnh; đẩy mạnh việc triển khai mô hình hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch vào trong sản xuất nông nghiệp, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp;... và tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do: CPTPP, EVFTA, UKVFTA trên địa bàn tỉnh.
Tuyên Quang
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​