Mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trồng dâu nuôi tằm

Xã Bàu Cạn là xã thuần nông của huyện Long Thành, dân cư sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu canh tác mì, điều, nghệ, rau ăn lá, ăn trái, tiêu, cà phê, cao su, chăn nuôi heo,bò, gà, dê…Những năm gần đây, giá mì, điều, tiêu liên tục giảm nên kinh tế hộ nông dân khó khăn. Việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đầu ra được ổn định, hiệu quả kinh tế cao luôn được người nông dân suy nghĩ và tìm kiếm.
Hiện nay, mô hình trồng dâu nuôi tằm đang phát triển tại xã với diện tích trồng dâu khoảng 30ha.  Hộ ông La Văn Dũng, ngụ ấp Suối Cả, xã Bàu Cạn bắt đầu nghề trồng dâu nuôi tằm từ năm 2014, chuyển đổi từ canh tác mì, điều và nuôi heo. Với nghề nuôi tằm, ông đã xây được ngôi nhà cấp 4 khang trang.
Ông Dũng trồng khoảng 7.000m2 dâu để lấy lá nuôi tằm, cây dâu sinh trương tốt, xanh mơn mởn. Nhà nuôi tằm có diện tích 60m2, nhà mái lá, thoáng mát được tận dụng từ chuồng heo cũ. Với diện tích nhà nuôi này ông nuôi 1 hộp con giống tằm. Sau chu kì nuôi, 13 ngày, tằm ăn khỏe, vào né kéo kén. Từ 1 hộp con giống, ông thu được 65 né x 800 con/né, trọng lượng tằm thu bình quân dao động từ 60-90 kg; giá bán cho thương lái l60.000 đồng/kg. Nếu thu được thấp nhất 50kg tằm x 160.000 đồng/kg= 8.000.000 đồng sau 13 ngày nuôi, chi phí 1 hộp giống 800.000 đồng/hộp thì lợi nhuận từ mô hình này khá cao.
Mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trồng dâu nuôi tằm_Hình 1.jpg
Ảnh: Mô hình nuôi tằm tại hộ ông La Văn Dũng
Hiện tại, con giống và thu mua tằm đều rất thuận lợi. Nông dân mua con giống và bán tằm cho cùng 1 thương lái và không có hiện tượng ép giá do nhu cầu tằm còn khá cao. Bình quân khi nuôi 1 hộp con giống tằm cần 3.000m2 cây dâu để lấy lá (khoảng 600 kg lá dâu). Kỹ thuật trồng dâu không phức tạp, có thể gieo hạt hoặc cấy hom giống. Cần bón phân hữu cơ hoai mục cho ruộng dâu, bón bổ sung thêm phân lân, vôi: 1 lần/1 năm; lượng dùng vôi từ 30-40kg/1.000m2, super lần 20-30 kg/1.000m2 bón cùng với phân hữu cơ. Riêng Ure và Kali, bón bổ sung sau mỗi đợt hái lá dâu, lượng bón (50kg Ure + 1 kg KCl)/1.000m2. Về đối tượng sâu, bệnh hại, cây nhiễm bệnh nấm lá và rầy xanh, rệp sáp; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp để phòng trị như Anvil (trị nấm) và Supracide (rệp sáp, rầy xanh).
Với hiệu quả kinh tế khá cao và đầu ra ổn định, mô hình trồng dâu nuôi tằm đang là mô hình được chọn khi nông dân chuyển đổi từ các mô hình kém hiệu quả khác.

Ks. Nguyễn Hồng Minh Ngọc

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​