​Hội nghị Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các giải pháp xử lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi và tiến độ thực hiện di dời cá

Sáng 28/12/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các giải pháp xử lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi và tiến độ thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Phát biểu khai mạc, ông Trần Lâm Sinh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai cho biết, hội nghị thể hiện sự quan tâm của các ngành, địa phương và đơn vị đối với phát triển chăn nuôi và công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
 hội nghị Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án_hình 1.png
Ông Trần Lâm Sinh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai phát biểu khai mạc Hội nghị

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của cả nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do lạm phát và biến động chính trị trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của người dân; dịch bệnh trên vật nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, song, ngành đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng như: giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 27,25 nghìn tỷ đồng, tăng 4,88% so với CK, đạt mục tiêu đề ra; tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng ngày càng phổ biến, hiệu quả sản xuất không ngừng được tăng lên góp phần phát triển chăn nuôi ổn định và bền vững.
hội nghị Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án_hình 2.png
Ông Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Trảng Bom trình bày Báo cáo tham luận về “Hỗ trợ Doanh nghiệp lập thủ tục đầu tư cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Trảng Bom”.

Nhằm khắc phục những khó khăn trên, để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án ngành Thú y trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành thú y;
Thứ hai, tăng cường quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm,
để phòng, chống dịch bệnh động vật.
Thư ba, tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình quốc gia phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây từ động vật sang người;
Thứ tư, thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trong chuỗi thịt gia súc, gia cầm;
Thứ năm, kiểm tra, thanh tra sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; Giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại địa phương, nhất là các loại vắc xin phòng các bệnh quan trọng;
Thứ sáu, phối hợp xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thú y; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y; thiết lập hệ thống trực tuyến kết nối hệ thống thú y các cấp để chỉ đạo điều hành trong công tác thú y;
Thứ bảy, sắp xếp giết mổ theo mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quyết định số 653/QD-UBND để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm;
Thứ tám, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh và các sàn thương mại điện tử liên quan.
hội nghị Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án_hình 3.png
Ông Trương Quang Sỹ - Công ty Cổ phần Nhật Việt trình bày Báo cáo tham luận về “Ứng dụng công nghệ Carbon hữu cơ trong xử lý môi trường chăn nuôi”.

Đối với công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;
Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường; thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi;
Thứ ba, hướng dẫn lập thủ tục cấp Giấy phép môi trường theo quy định;
Thứ tư, đẩy mạnh công  chuyển giao công nghệ đặc biệt là các công nghệ về xử lý chất thải chăn nuôi;
Thứ năm, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bền vững, gắn với công tác bảo vệ môi trường.
Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Phòng HCTH CC. CN&TY
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​