​10 nhiệm vụ và 03 giải pháp trọng tâm chuyển đổi số năm 2024

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực chất, hiệu quả, tiết kiệm, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với kêu gọi sự hỗ trợ, tư vấn, đồng hành của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và công nghệ thông tin chuyên nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ) và các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số của các đơn vị trực thuộc Bộ, địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan trong triển khai chuyển đổi số.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác chuyển đổi số của Bộ năm 2024, với mục tiêu trọng tâm như: trên 80% cán bộ, công chức, viên chức quản lý được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản thông qua hình thức đào tạo bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến; 100% chế độ báo cáo được ký số, chia sẻ với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; 100% trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết Thủ tục hành chính được đồng bộ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia; bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp: 100% máy chủ, máy trạm của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; 100% hệ thống thông tin quan trọng của Bộ được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin; đặc biệt là gia tăng tỷ lệ nông dân có khả năng truy cập khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng, khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số (như IoT, AI, máy bay không người lái…) vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, truy xuất nguồn gốc nông sản; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, cải thiện chất
lượng sản phẩm và giảm rủi ro trong sản xuất.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện chuyển đổi số năm 2024 cũng được Bộ đề ra tại Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 29/3/2024, với 10 nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, nền tảng số, dữ liệu số, an toàn thông tin mạng, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; trong đó, nhấn mạnh chuyển đổi số phải gắn trực tiếp với tư duy nhận thức, vai trò trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị, là người đầu tiên tuyệt đối tuân thủ quy trình chuyển đổi số của đơn vị để làm gương cho cấp dưới và trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện; từng đơn vị, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiến trình chuyển đổi số; đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu; số hóa dữ liệu; đảm bảo an toàn thông tin mạng và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; phát triển nền tảng số phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ khuyến nông cộng đồng. Bên cạnh đó, xác định 03 nhóm giải pháp thực hiện: (i) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vai trò của Ban chỉ đạo chuyển đổi số trong thực hiện công tác chuyển đổi số; (ii) kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự phụ trách, kiêm nhiệm nhiệm vụ chuyển đổi số tại các đơn vị; (iii) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Đối với công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 và Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 15/02/2024 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2024; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; trong đó, bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện được Bộ và UBND tỉnh để xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả và thiết thực. Cụ thể hóa 10 nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực (nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, nền tảng số, dữ liệu số, an toàn thông tin mạng, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số) và đề ra 06 giải pháp thực hiện: (i) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; (ii) Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số, sử dụng nền tảng số, hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử; (iii) Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin, vận hành công nghệ số; (iv) Triển khai chủ đề chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và quản lý điều hành; (v) Ứng dụng trợ lý ảo, trả lời kiến nghị và ứng dụng chữ ký số qua sim; (vi) Triển khai, xây dựng các phần mềm ứng dụng, công cụ hỗ trợ trên nền tảng số.
 10nhiệm vụ và 03 giải pháp trọng tâm chuyển đổi số năm 2024_hình 1.jpg
Điểm trung bình thực hiện các nhóm chỉ số chuyển đổi số năm 2023 của các Sở, ngành tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chuyển đổi số trên các lĩnh vực của ngành, kịp thời tham mưu, đề xuất các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh và các cơ quan liên qua để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện; chủ trì, phối với với Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp triển khai áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo vận hành trong quý III/năm 2024; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thực hiện có hiệu quả 02 dự án có ứng dụng công nghệ thông tin: Dự án quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm TE-FOOD và dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện đến năm 2025; đồng thời, vận hành hiệu quả các phần mềm và các cơ sở dữ liệu của ngành hiện có, làm nền tảng xây dựng nền tảng số lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Quang Tuyên

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​