​Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu xã vùng sâu

           
Xuân Tây, là xã miền núi, nằm ở phía đông huyện Cẩm Mỹ, bước vào xây dựng nông thôn mới, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: Kinh tế thuần thuần nông; hạ tầng kém phát triển, năm 2010 chủ yếu là đường đất, lầy lội; diện tích tự nhiên và số ấp nhiều nhất huyện (diện tích gần 5.300 ha, 12 ấp, dân số hơn 20.300 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 22,4%). Với đặc điểm, khó khăn trên, đạt chuẩn nông thôn mới cũng đã là khó khăn đối với xã Xuân Tây. Song với tinh thần, không có gì là không có thể và coi Chương trình Nông thôn mới là một cơ hội, để nông thôn đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt (về đời sống vật chất và đời sống tinh thần). Nắm bắt thời cơ, huy động sức dân và sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của toàn Đảng bộ và nhân dân, Xuân Tây từng bước, vượt qua những khó khăn, thách thức, tạo ra bước phát triển rõ nét trên địa bàn và năm 2017, được UBND tỉnh công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới, là một trong những địa phương thuộc thuộc tốp cuối của tỉnh và là một trong ba xã đạt nông thôn mới cuối cùng của huyện Cẩm Mỹ. Tiếp tục của tinh thần khi bước vào xây dựng nông thôn mới, phát huy thành quả đạt được, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ sau 02 năm (năm 2019), Xuân Tây được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đã tập trung quán triệt ngay Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.  
Ban hành Nghị quyết chuyên đề số 02-NQ/ĐU ngày 08/6/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ xã khóa IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về việc tập trung lãnh chỉ đạo xây dựng xã Xuân Tây đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2020-2025;  bằng kế hoạch cụ thể, các giải pháp phù hợp, tập trung thực hiện và đã đạt kết quả rất khích lệ trên tất các mặt, tạo được điểm nhấn rõ nét (4/4 tiêu chí, với 20/20 chỉ tiêu và 01 tiêu chí nhóm lĩnh vực đạt đạt chuẩn Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu): (1).Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập: Sản xuất, xã xác định là lĩnh vực có tính trung tâm, then chốt, là cái gốc để xây dựng nông thôn mới, đã được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuỗi liên kết, đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu với những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, hình thành 01 vùng sản xuất hàng hoá tập trung cây bắp (bắp sinh khối cung cấp thức ăn cho gia súc) tại ấp 2, diện tích 250 ha, hạ tầng trong vùng phát triển đồng bộ, cơ bản đáp ứng cho sản xuất. Giao thông nội đồng, trong vùng có 06 tuyến với tổng chiều dài 15 km, trong đó 02  tuyến đã được đầu tư xây dựng kiên cố hóa từ năm 2017. Thủy lợi: Với công trình hồ Suối Rang, dung tích 2 triệu m3, diện tích 300ha, phục vụ tưới tiêu cho diện tích  khoảng 450 ha cùng với hơn 2600 giếng khoan, giếng đào, đáp ứng tốt cho sản xuất nói chung và vùng sản xuất tập trung nói riêng. Thực hiện tưới nước tiết kiệm, diện tích đất nông nghiệp sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm toàn xã, đã đạt 69% (3.033/4.374 ha); riêng vùng sản xuất cây bắp tập trung đạt 100% (250/250 ha). Sản xuất tập thể và chuỗi liên kết: 04 HTX NN-DV hoạt động hiệu quả; bước đầu có dự án, mô hình sản xuất quy mô lớn: dự án cánh đồng lớn trồng bắp cây làm thức ăn cung cấp cho các trang trại nuôi bò Úc và xuất khẩu; mô hình nuôi gà sạch tại ấp 5, doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm. Giá trị sản xuất trên 01 ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt gần 183 triệu, tăng 76% so 2015 (năm 2015 là 140 triệu).        
Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu xã vùng sâu_Hình 1.jpg
Mô hình trồng bắp thu hoạch thương phẩm năng suất cao.
 
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với vai trò ý nghĩa là thúc đẩy khai thác phát triển mạnh kinh tế tại địa phương chủ yếu từ nguồn lực tại chỗ, theo phương châm “Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu”. Thời gian qua, cùng với chương trình nông thôn mới, xã đã triển khai thực hiện khá tốt chương trình OCOP. Đến nay, toàn xã đã có 03 sản phẩm được công nhận OCOP (01 sản phẩm 4 sao, 02 sản phẩm 03 sao), chiếm 50% sản phẩm đạt chuẩn OCOP của huyện; đã góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập người dân. Thu nhập bình quân đầu người 2021 đạt 71,3 triệu, tăng gấp hơn 2 lần năm 2015 (34,8 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chung trên địa bàn, cũng được chuyển dịch tích cực, đúng hướng: năm 2021, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,05%; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,83%; thương mại dịch vụ chiếm 29,12%. Số người trong độ tuổi lao động 11.163 người, lao động đang làm việc là 11.040 người, chiếm hơn 98%; trong đó, lao động nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 86,02%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 11,31%, lao động dịch vụ chiếm 13,07%. Hoạt động giảm nghèo, xã luôn xác định là một trong nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tập trung đẩy mạnh xã hội hoá công tác giảm nghèo, thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp, động viên, huy động sự tham gia của cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn xã tham gia chương trình, với nội dung thiết thực, hiệu quả: Tập huấn, dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật, tạo việc làm, chương trình học bổng, tặng nhà tình thương... Kết quả đến nay: Theo chuẩn hộ nghèo của tỉnh, toàn xã, chỉ còn 0.52%, không có hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương. Kết quả trên, chính là một trong điều kiện có tính rất quan trọng để Xuân Tây đạt được kết quả xây dựng nông thôn mới ngày hôm nay. (2). Về Giáo dục - Y tế - Văn hóa: Hệ thống trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa của xã, ấp tiếp tục có bước phát triển đáng kể và đều đạt chuẩn theo quy định, góp phần rõ nét trong đổi mới diện mạo nông thôn: Là xã có diện tích lớn nhất huyện, số lượng trường học các cấp trên địa bàn nhiều (07 trường): 02 trường mầm non, 02 trường Tiểu học, 01 trường THCS, 02 trường THPT. Song, tất cả các trường trên địa bàn đều đạt chuẩn quốc gia; đặc biệt, đã có 01 Trường tiểu học Trung Dũng, đang được đầu tư, hoàn chỉnh theo chuẩn quốc gia mức độ 2; đáp ứng khá tốt cho công tác dạy và học tập, các chỉ tiêu: Số lượng trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 trên địa bàn xã Xuân Tây là 105 em, đạt tỷ lệ 100%, trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học đạt 97,91%, thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 trên địa bàn xã đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt hơn 95,3%.
 Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu xã vùng sâu_Hình 2.jpg
 Trường Mầm non Hoa Sen đạt chuẩn Quốc gia.
 
Trạm Y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh: có 02 bác sĩ, tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn xã được quản lý sức khỏe đạt 91.39%. tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 95.04% tăng 4,64% so với năm 2019 (năm 2019 đạt 90,4%). Đã đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin truyền thông phát triển rộng khắp, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tiếp cận thông tin của dân cư.  
Toàn xã hiện có 73 câu lạc bộ (bóng đá, cờ vua, bóng chuyền, đi bộ, bóng bàn, cờ tướng, dưỡng sinh, văn nghệ, yoga, điền kinh, erobic, âm nhạc, mỹ thuật…) tại 12 ấp với tổng số hội viên 12.632/20.307 số dân toàn xã, đạt tỷ lệ 63,5%; 12/12 ấp đều đã có CLB văn nghệ - thể dục dưỡng sinh với nội dung hoạt động đa dạng và thiết thực. (3). Về Môi trường: Công tác bảo vệ môi trường, được quan tâm: Toàn xã có 05 câu lạc bộ Bảo vệ môi trường và 12 tổ tự quản môi trường, chủ đề hoạt động ”Đường làng, ngõ xóm phong quang, vệ sinh, sạch đẹp”, làm nòng cốt trong thực hiện thu gom, phân loại rác thải, đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư; đặc biệt, đã hạn chế dần thói quen sử dụng túi ni lông trong quá trình sinh hoạt, công việc hàng ngày. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 100% (4231/4231 hộ) và 100% rác thải  nguy hại được thu gom hàng tuần theo đúng quy định; xã có 104/105 cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp thu gom, xử lý chất thải đúng quy chuẩn theo quy định, đạt tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (99, 04%). (4). Về An ninh trật tự - Hành chính công; trong đó, lĩnh vực - Hành chính công (lĩnh vực công nhận kiểu mẫu): Kết quả, thể hiện rõ sự nổi trội: Trong 03 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, trên địa bàn xã, không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; 12/12 ấp đều có mô hình tổ tự quản về an ninh trật tự, hoạt động có hiệu quả. Lĩnh vực Hành chính công: Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân, đảm bảo hiệu quả. Niêm yết 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của xã; niêm yết công khai bộ hồ sơ mẫu, để người dân tìm hiểu hướng dẫn cụ thể làm hồ sơ thủ tục hành chính. Kết quả: Tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trước và đúng thời hạn đạt cao (hơn 99%); giải quyết hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tăng cao hàng năm (6,6% năm 2019, hơn 20% năm 2020 và hơn 15% trong 10 tháng năm 2021); giải quyết 100% đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân thuộc thẩm quyền, không có đơn thư vượt cấp. Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính đạt cao: Qua khảo sát khảo sát với hình thức phát phiếu lấy ý kiến, kết quả mức độ hài lòng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn xã đạt 98,3%; 05 năm liền, xã đạt  danh hiệu đơn vị xuất sắc về cải cách thủ tục hành chính cấp huyện và cấp tỉnh.  
 
 Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu xã vùng sâu_Hình 3.jpg
Bộ phận một tiếp nhận và trả kết quả của xã Xuân Tây.
 
Với kết quả tiêu biểu, khích lệ trên, ngày 18 tháng 01 năm 2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 168/QĐ-UBND công nhận xã Xuân Tây đạt nông thôn mới kiểu mẫu, là 01 trong 08 xã đạt chuẩn kiểu mẫu của tỉnh.   
Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu xã vùng sâu_Hình 4.jpg 
Tập thể lãnh đạo xã đón nhận Bằng công nhận Xuân Tây đạt nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021



Để giữ vững, phát huy tốt kết quả sau ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, cùng với tinh thần phấn khởi, tự hào đón nhận bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Xã đã chủ động chỉ đạo ngay việc xây dựng kế hoạch thực hiện sau đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với các nội dung khá cụ thể: Phát triển hạ tầng theo hướng hiện đại, đa mục tiêu; nhất là giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu, nông nghiệp sạch; nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao; chăm lo sức khỏe người dân; tăng cường công tác gìn giữ, bảo vệ môi trường, tạo cảnh cảnh quan nông nông luôn sáng xanh, sạch đẹp; giữ ổn định, bình yên về an ninh trật tự xã hội, nâng cao chất lượng cải cách hành chính trên địa bàn và xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, trong đó, năm 2022 có ít nhất 02 khu dân cư kiểu mẫu được công nhận.
 Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu xã vùng sâu_Hình 5.jpg
Tọa đàm về nông thôn mới tổ chức tại xã Xuân Tây.
 
Phải nói, kết quả của Xuân Tây về xây dựng nông thôn mới nói chung, và nông thôn kiểu mẫu nói riêng, là kết quả của một sự thống nhất, đoàn kết cao của tập thể từ cấp ủy, đến chính quyền, các đoàn thể và sự sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo chỉ đạo; sự vào cuộc chủ động, đều tay của toàn hệ thống chính trị. Kết quả, thể hiện rõ ý nghĩa trên cả 03 mặt: kinh tế; chính trị; xã hội và nhân văn và cũng là tiền đề để Xuân Tây, tự tin tiến tới một nông thôn khá giả, nông thôn giàu có, văn minh và hiện đại trong tương lai.
Hoàng Sơn
 
 

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​