​Tập trung các giải pháp phòng, chống dịch trên vật nuôi

Ngày 28/2 Sở NN-PTNT tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả năm 2021 và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 4 ổ dịch tả heo châu Phi xảy ra tại 4 xã Đại Phước, Phước Thiền, Vĩnh Thanh, Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch với tổng số lượng heo bị tiêu hủy là 35 con. Phát sinh 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom; nguy cơ dịch này bùng phát trong thời gian tới nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Trong năm 2021, dịch tả heo châu Phi xảy ra ở 75 hộ và 2 trại heo trên địa bàn 31 xã của 8 huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc. Tổng số lượng heo bị tiêu hủy là 2.347 con, trọng lượng  gần 136 tấn. Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện ở 307 hộ tại 23 xã, phường của 7 huyện, thành phố. Có 619 con trâu, bò bị bệnh, tiêu hủy 117 con và đến nay dịch bệnh này đã được khống chế. Trong đó, các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại nhỏ chưa thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh dịch tễ.
Thay mặt UBND tỉnh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cao Tiến Sỹ đánh giá, với tình hình dịch gia súc, gia cầm đang diễn biến tại Việt Nam, cũng như tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác phòng, chống dịch năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các ngành, địa phương cần tập trung phối hợp triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2022; củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện; phân công các thành viên phụ trách và chịu trách nhiệm theo dõi, nắm bắt thông tin về dịch bệnh vật nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý khi có dịch xảy ra. Thành lập/củng cố Đội phản ứng nhanh với dịch bệnh trên từng xã, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh xảy ra; tổ chức tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1/2022. Đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền sâu rộng về dịch bệnh bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức của cơ sở chăn nuôi về thực hiện phòng chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các hành vi không tổ chức tiêm phòng theo quy định. Với những khu vực có nguy cơ cao cần tăng cường giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện xử lý không để dịch bệnh lây lan. Khi dịch bệnh xảy ra, cần triển khai nhanh chóng, quyết liệt, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhất là công tác triển khai nhanh chóng tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch; tổ chức sát trùng tiêu độc nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh diện rộng. Riêng 2 huyện Trảng Bom và Vĩnh Cửu tổ chức ngay tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch cúm gia cầm H5N1 để ngăn chặn dịch lây lan. Tăng cường hoạt động của đội liên ngành, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vận chuyển, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Công tác phòng chống dịch còn hạn chế vì 3 yếu tố sau: thứ 1 chưa quản lý được chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại vừa và nhỏ. Các đối tượng này muốn nuôi thì nuôi, muốn bán thì bán. Thứ 2, chăn nuôi nhỏ lẻ rất hạn chế về kiến thức, nhận thức an toàn sinh học, là quy trình rất chặt chẽ và là giải pháp cực kỳ quan trọng trong bảo vệ chăn nuôi, rủi ro xuất hiện dịch bệnh và trở thành nguồn lây lan. Ý thức tiêm phòng của chăn nuôi nhỏ lẻ kém. Những vấn đề trên dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn, chăn nuôi thiếu bền vững. Tôi đề xuất, thứ nhất phải quản lý chặt chăn nuôi nhỏ lẻ, cần xử lý với tình trạng không khai báo khi chăn nuôi. Thứ 2 áp dụng triệt để các biện pháp đào tạo an toàn sinh học, cấp chứng
Ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty C.P, DN nhận được sự hỗ trợ rất nhiều của tỉnh, địa phương đặt văn phòng chính của công ty. Trong giai đoạn chờ đợi vaccine phòng dịch tả heo châu Phi, DN chia sẻ kinh nghiệp phòng dịch, đặt an toàn sinh học lên hàng đầu. Trong đó, cần kiểm soát từ khâu thức ăn và nguyên liệu đến khâu vận chuyển, đến đại lý. DN cũng lo cho vấn đề phòng dịch cho tất cả khách hàng mua cám, mua heo của công ty, có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ cho người chăn nuôi xây dựng trang trại an toàn dịch bệnh. DN không bao giờ cho xe bắt heo của khách hàng đến cổng trang trại; thực hiện các quy trình chặt chẽ cắt mầm bệnh lây qua xe vận chuyển. thực hiện tốt nhất giải pháp an toàn dịch bệnh. Với đàn gà, những xe gà đến trại bắt gà phải thực hiện quy trình sát khuẩn kỹ lưỡng, góp phần ngăn ngừa các dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. DN rất quan tâm công tác hướng dẫn đến người chăn nuôi về quy trình phòng dịch. Tuy nhiên, có vấn đề khó khăn, những xe vận chuyển của DN thực hiện sát trùng lồng gà, xe vận chuyển nhưng nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi khác chưa thực hiện nghiêm ngặt vấn đề này. Rủi ro dịch bệnh nếu chưa có sự đồng bộ trong vấn đề phòng dịch. Về vấn đề giá cả sản phẩm chăn nuôi, Sở CT của tỉnh cập nhật giá heo của DN mỗi ngày, CP cũng cập nhật giá tới khách hàng. DN sẵn sàng cung cấp thông tin.
Công ty Bình An Phát, DN cung ứng giống vịt, tổng đàn vịt 300 ngàn con giống, 9 trang trại nuôi, công tác phòng dịch tại doanh nghiệp. DN luôn tiêm phòng vaccine đầy đủ. Vaccine và an toàn sinh học là giải pháp DN tập trung thực hiện. Trong năm 2022, DN có 4 phương án phòng chống dịch trên đàn vịt sát trùng…Yêu cầu các hộ chăn nuôi đưa con giống ra thị trường, DN sẽ đưa ra quy trình vaccine cho người chăn nuôi. DN cũng đưa ra phương án, DN theo sát kế hoạch của Sở NN, Chi cục thú y.
Mr Tùng, H.Thống Nhất, đề nghị Sở NN-PTNT quan tâm công tác thống kê tổng đàn vật nuôi sát với thực tế. Quy định rất cụ thể về mức phạt nhưng chỉ dựa vào chế tài là không đủ. Giết mổ lậu có quy định phạt. Trong lĩnh vực giết mổ, H.Thống Nhất tổ chức đi kiểm tra hàng tuần, dù phát hiện cơ sở giết mổ lậu, họ đóng cửa mình không làm gì được. Nhiều cơ sở bị bắt 3-4 lần, muốn xử lý hình sự để răn đe nhưng không đủ cơ sở để xử lý, bắt không có tính răn đe. Ở xã có 2 cán bộ phụ trách cả chục lĩnh vực, rất thiếu nhân lực. Cần tăng cường lực lượng cho xã.
Mr Linh Xuân Lộc, Xuân Lộc hiện có đàn heo lớn thứ nhì của tỉnh với trên 400 ngàn con heo, 6 triệu gia cầm. Trong năm 2021, dù xảy ra dịch nhưng địa phương kịp thời phát hiện, khống chế không gây thiệt hại lớn. Trong năm cũng xảy ra 2 ổ dịch tả heo châu Phi nhưng khống chế được. Huyện gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch, thù lao cho đội ngũ làm công tác phòng, chống dịch rất thấp. Kiến nghị, với tiền công tiêm phòng cho trâu bò là 4,4 đồng/mũi tiêm, trung bình tiêm 25 con/ngày tương đương 110k/ngày, đề xuất Sở NN-PTNT đề xuất Sở Tài chính điều chỉnh công tiêm phòng cho phù hợp với công thực tế. lực lượng tham gia phòng chống dịch là 100k/ngày thường, 200k/ngày nghỉ, lễ của trung ương; tỉnh có mức cao hơn, mong thống nhất. Quan trọng nhất hiện nay là kiểm soát tổng đàn chăn nuôi vì con số thống kê có độ chênh cao so vơi thực tế. Tỉnh triển khai các phần mềm quản lý nhưng triển khai vào thực tế còn nhiều khó khăn như không phải người chăn nuôi nào cũng sử dụng điện thoại thông minh, cũng tích cực tham gia.
Lê Quyên
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​