​Mô hình nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 13.452,8 ha khoai sắn (mì), trong đó diện tích nhiễm bệnh khảm lá 10.105 ha (tăng 20 ha) trên địa bàn các huyện Định Quán, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và Xuân Lộc, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ và trung bình 5.556 ha (tỷ lệ nhiễm < 70%), diện tích nhiễm nặng 4.549,5 ha (tỷ lệ nhiễm 70-100%). Việc tuyển chọn được một số giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá và các biện pháp kỹ thuật quản lý bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế ảnh hưởng của bệnh và nâng cao hiệu quả trồng sắn là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với người trồng sắn trên địa bàn tỉnh.
Bệnh khảm lá sắn do virus gây hại tại Tây Ninh vào tháng 4 năm 2017. Sau đó lan nhanh sang các tỉnh lân cận trong đó có Đồng Nai. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc cung cấp giống sắn sạch bệnh cho nông dân vùng có dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Thực hiện dư án “Xây dựng mô hình, tuyên truyền các giải pháp cấp bách quản lý phòng trừ bệnh khảm lá sắn do virus gây hại tại vùng Đông Nam bộ” năm 2018. Dự án này đã cung cấp được 112 ha giống sắn sạch bệnh cho Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó chủ yếu là Tây Ninh 92 ha.
 Mô hình nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá_hình 1.jpg
Mô hình “Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá”  tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

Để nhanh chóng có được bộ giống kháng chuyển giao cho sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom) đã được Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) hỗ trợ bộ giống kháng bằng con đường nhập nội. Qua 3 vụ khảo nghiệm bước đầu đã tìm được một số giống đáp ứng được các tiêu chí mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá”, trong đó giống sắn được đưa vào nghiên cứu là giống  sắn TMEB419 “Năng suất củ tươi đạt từ 38,19 – 42,5 tấn/ha trong điều kiện trồng nhờ nước trời; hàm lượng tinh bột đạt 25,1 -29,3%; kháng bệnh khảm lá; thân thẳng, tán gọn không phân nhánh, vỏ củ màu nâu, cuống củ ngắn, thịt củ màu trắng thích hợp với nhà máy chế biến và thị hiếu của nông dân”
 Mô hình nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá_hình 2.jpg
Năng suất củ của giống sắn TMEB419 trong mô hình nghiên cứu tại Trung tâm

Ở thời điểm hiện tại, cây sắn thuộc Dự án tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, chưa xuất hiện triệu chứng khảm lá. Cây cao từ 2,5-3 m, số củ /bụi 8-10 củ, ước đạt năng suất từ 38 - 40 tấn/ha khi thu hoạch. Hiện nay Trung tâm đang áp dụng các biện pháp nhân nhanh giống sắn TMEB419 để cuối năm 2022 sẽ cung cấp được cho sản xuất từ 15-20ha,
Khi đề tài “Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá” tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thành công sẽ đánh dấu bước đầu trong việc tuyển chọn được giống sắn có khả năng chống chịu bệnh khảm lá, mang lại giải pháp cho người trồng sắn trong việc hạn chế ảnh hưởng của bệnh và nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất cây sắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nguyễn Văn Vinh - CC. TTBVTV&TL

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​