​Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch số 7600/KH-UBND Ngày 03/7/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai trong năm 2020-2021

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn được gọi là Công nghiệp 4.0) tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng (theo Wikipedia).
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Kế hoạch số 331-KH/TU ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy; ngày 03/7/2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 7600/KH-UBND. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các nội dung chỉ đạo tại kế hoạch nêu trên đến các đơn vị, các phòng thuộc Sở nghiên cứu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm được giao của ngành. Trải qua gần 1,5 năm triển khai thực hiện các nội dung được phân công, ngành nông nghiệp đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung phương thức tiếp cận của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành. Việc quán triệt, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn của ngành. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành đã nắm bắt, nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của tổ chức và của từng cá nhân trong việc góp phần thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Kế hoạch số 331-KH/TU ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-20220, định hướng đến năm 2025 tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hiện ngành đang triển khai xây dựng Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu ngành.
Thứ ba, tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong thập kỷ qua, tỉnh Đồng Nai đã cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân do Trung ương ban hành để ban hành chính sách của tỉnh nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn trên địa bàn. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong các nhiệm vụ, mục tiêu chính của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai. Các thành quả đạt được từ Chương trình Xây dựng nông thôn mới là cơ hội để tỉnh Đồng Nai tập trung thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 7600/KH-UBND ngày 03/7/2020, đồng thời để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên thực hiện việc rà soát, cập nhật các chính sách do Trung ương ban hành để kịp thời tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp thực tế của địa phương. Một số cơ chế, chính sách bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực về mặt xã hội, kinh tế,... khi được đưa vào thực tiễn; qua đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, cơ sở hạ tầng và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, phát triển đồng bộ. Các mô hình áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp đã được triển khai, nhân rộng…góp phần tăng năng suất lao động, giảm đáng kể chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân và tạo ra các sản phẩm an toàn. Việc sử dụng các biện pháp sinh học trong trong quản lý dịch hại hiện nay là rất cần thiết, ngoài lợi ích kinh tế, còn tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, còn góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức từ sử dụng thuốc hoá học sang hướng sinh học, nâng cao nhận thức và niềm tin của nông dân về vai trò cũng như hiệu quả của các chế phẩm sinh học. Nhờ ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, công tác phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản từng bước nâng cao chất lượng: phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, tạo được niềm tin cho nông dân.
 Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch số 7600_KH_UBND_Hình 1.jpg

Phân lập vi khuẩn gây bệnh trên vật nuôi
 
 Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch số 7600_KH_UBND_Hình 2.jpg
Chiết xuất thảo dược để nghiên cứu ứng dụng thay thế kháng sinh trong nông nghiệp

Nhìn chung, tỉnh Đồng Nai có nhiều yếu tố thuận lợi để giúp phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, thời tiết, giao thông, lao động. Bên cạnh đó, việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được các ngành, địa phương và người sản xuất quan tâm thực hiện. Người nông dân đã bắt đầu tham gia vào quá trình xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao dựa trên kinh nghiệm và sự tiếp thu công nghệ, ứng dụng trong các khâu, công đoạn khác nhau mang lại nhiều kết quả tích cực. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp từng bước đi vào đời sống, góp phần giúp thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong việc tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh hơn, bền vững hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. Các thuận lợi nêu trên cùng các cơ hội tương lai góp phần giúp ngành nông nghiệp phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh một số kết quả nhất định, ngành nông nghiệp hiện vẫn đối mặt nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ, giải quyết để đưa ra được những định hướng phát triển cụ thể và hiệu quả hơn trong giai đoạn tới, cụ thể:
Thứ nhất, thời gian qua nhiều chủ trương, chính sách được ban hành tạo nền tảng cho tiếp cận và thực hành nông nghiệp 4.0. Tuy nhiên, sự tham gia ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn và còn manh mún, tự phát.
Thứ hai, tiến độ thành lập mới hợp tác xã còn chậm; tỷ lệ trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại còn thấp.
Thứ ba, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút  đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên nhiều chính sách chưa phù hợp với thực tiễn và  người trực tiếp sản xuất lại khó tiếp cận vì chỉ có các doanh nghiệp mới là đối tượng được hỗ trợ, trong khi đó sản xuất nông nghiệp thường phổ biến ở quy mô nông hộ hoặc trang trại. Do vậy việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao khó mở rộng quy mô sản xuất.
Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, để tiếp tục phát huy các thành quả đã gây dựng được cũng như tạo lập thêm thành tựu và hoàn thành tốt trách nhiệm được phân công, ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các giải pháp, cụ thể như sau:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức phổ biến, quán triệt,, tuyên truyền quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung phương thức tiếp cận của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành; xem đây là một trong những nội dung tuyên truyền trọng tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Phát huy việc rà soát, cập nhật các cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành để kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai cụ thể tại Đồng Nai.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành đề án (hoặc kế hoạch) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin, viễn thông, viễn thám trong sản xuất, kinh doanh và quản trị nông nghiệp sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án.
-  Tập trung nghiên cứu và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với biến đổi khí hậu; các kỹ thuật ra hóa, đậu trái, chăm sóc sức khỏe vật nuôi trong điều kiện thời tiết nhiều biến động. Cần lựa chọn các công nghệ phù hợp với trình độ dân trí và trình độ kinh tế - xã hội của từng vùng miền cụ thể gắn với thị trường. Chuyển giao các công nghệ phù hợp với từng địa phương, tạo ra chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững. Duy trì các vùng nuôi, các sản phẩm đã chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; tiếp tục triển khai xây dựng mới các vùng trồng, nuôi và các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người nông dân trong việc tham gia ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Chú trọng, triển khai công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng như các sản phẩm đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
- Nghiên cứu các kỹ thuật, giải pháp nâng cao quy mô sản xuất để tạo được sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có số lượng nhiều, chất lượng đồng đều để có thể cạnh tranh trên thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Từ đó tạo động lực, thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, cơ sở sản xuất.
- Chú trọng trong công tác đào tạo hoặc thu hút đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao để tạo cơ sở cho việc xây dựng, hình thành các nhóm nghiên cứu trên một số lĩnh vực công nghệ cao và trọng điểm của ngành nông nghiệp. Đồng thời thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện nay của ngành nông nghiệp để có thể đáp ứng được các yêu cầu của quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập và trước xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.
Nguyễn Văn Đều – Trúc Quyên
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​