​Kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân tại các tỉnh, thành phía Nam

Ngày 13/11/2021 Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân phía Nam” nhằm kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nắm bắt thông tin, đặc biệt thông tin về vật tư đầu vào và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ vụ Đông Xuân trong điều kiện dịch Covid-19.
Diễn đàn được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến với điểm cầu chính tại Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội, tại Cơ quan Đại diện phía Nam của Bộ NN-PTNT tại TP.HCM, các điểm cầu tại Sở NN-PTNT 19 tỉnh thành Nam bộ, tham dự diễn đàn có Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam, Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và đại diện Sở Nông nghiệp và PTNt các tỉnh, thành phố phía Nam, ngoài ra còn có các doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất vật tư nông nghiệp đầu vào, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh và sản xuất nông sản.
 Kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân tại các tỉnh, thành phía Nam_hình 1.jpg
Ban tổ chức điều hành Diễn đàn

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã trình bày các nội dung: Báo cáo tổng quan tình hình nông sản ngành trồng trọt các tỉnh phía Nam; báo cáo công tác bảo vệ thực vật, dự báo và giải pháp quản lý sinh vật gây hại cây trồng vụ Đông Xuân các tỉnh phía Nam; các giải pháp giảm giá thành trong sản xuất lúa vùng ĐBSCL. Cũng tại diễn đàn các đại biểu đã trao đổi thảo luận các nội dung, vấn đề liên quan đến vật tư nông nghiệp, thu mua lúa gạo, các giải pháp để giảm giá thành sản xuât…với gần 20 ý kiến phát biểu, thảo luận.
Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022 dự kiến gieo cấy trên 1.600.000 ha, để đảm bảo an toàn cho các đợt xuống giống tập trung, né rầy căn cứ vào diễn biến rầy nâu và chế độ thủy văn của vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ, lưu ý sâu năn có khả năng phát sinh, phát triển trên các trà lúa gieo sạ từ cuối tháng 12/2021 đến cuối tháng 01/2022, đây cũng là giai đoạn xuất hiện bệnh bạc lá, rầy phấn trắng nên cần có biện pháp quản lý thật tốt. Các địa phương cần tập trung giám sát và theo dõi chặt chẽ để dự báo sinh vật gây hại chính trên lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp để khoanh vùng các diện tích có nguy cơ bị thiệt hại nặng và chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Theo Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt ước sản lượng thu hoạch vụ  lúa Đông Xuân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trên 10 triệu tấn, về rau trong quý 4 năm 2021 lượng cung khoảng 1,521 triệu tấn trong đó nhu cầu khoảng 1,079 triệu tấn, bước qua quý 1 năm 2022 lượng cung khoảng 2,53 triệu tấn trong đó nhu cầu khoảng 1,461 triệu tấn; những yếu tố quyết định đến giá thành sản xuất của nông sản vẫn là giống, phân bón và lao động. ĐBSCL hiện mới xuống giống được 300.000 ha trên 1,5 triệu ha vẫn còn trên 1 triệu ha chưa xuống giống, do đó sắp tới nhu cầu giống khá lớn; cơ cấu giống vụ Đông xuân nhiều nhất là nhóm chất lượng cao khoảng 48%, nhóm đặc sản hơn 15%.
Ngoài ra, tại diễn đàn còn có một sô ý kiến tham gia thảo luận của các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Kiển Giang, An Giang, Trà Vinh và doanh nghiệp như đề xuất của Sở nông nghiệp và PTNT An Giang kiến nghị Cục trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đưa ra khuyến cáo thực hiện mô hình về giảm chi phí sản xuất; có chính sách về nguồn vốn cho hợp tác xã nhận được vật tư nông nghiệp từ nhà máy để giảm trung gian qua đại lý để giảm giá phân bón; có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp có vốn thu  mua lúa nhằm khhong xảy ra tình trạng lúa bị mất giá thời gian thu hoạch rộ; Chính sách hỗ trợ phát triển các kho chứ, bảo quản lúa.
Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EMUNIV của Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ đã triển khai, kết quả thu được sau khảo sát giảm phân bón hóa học từ 30-50%, tùy liều lượng rơm rạ để lại trên đồng, về thuốc bảo vệ thực vật giảm từ 30-50%, tùy theo tình hình canh tác, chất lượng gạo tăng.
Đại diện Công ty phân bón Bình Điền cho biết hiện nay tình hình phân bón đang gặp một số khó khăn, như nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá thế giới tăng cao, do đó cần định hướng người sản xuất thích ứng với thị trường thế giới, đồng thời trước mỗi vụ sản xuất nên tổ chức một diễn đàn để dự báo tình hình sản xuất nông nghiệp cho các doanh nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp chuyên sâu để thực hiện hiệu quả canh tác sản xuất nông nghiệp trong tình hình hiện nay.
Trọng Toàn – CC. TTBVTV&TL
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​