TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2016/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Ngày 06/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị địnhsố 31/2016/NĐ-CPQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật thay thế Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2016; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/6/2016 (có tại http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=184574).

​I. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CẦN LƯU Ý TRONG NGHỊ ĐỊNH
1. Về quy định chung
Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 2, Điều 5).
Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Khoản 3, Điều 5 “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.”
2. Về mức phạt với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu nguồn gen, giống cây trồng quý hiếm; về sử dụng giống cây trồng mới đang trong quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử; về kinh doanh giống cây trồng
Tại Điều 8 quy định mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu nguồn gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 3); Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh Mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu (Khoản 4).
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm đưa giống cây trồng ra khảo nghiệm sản xuất vượt từ 30% trở lên so với diện tích được phép theo quy định đối với từng loại giống cây trồng; đưa giống cây trồng ra sản xuất thử vượt diện tích được phép đối với từng loại giống cây trồng;Không có quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống sản xuất thử kèm theo cho người sản xuất;Không có hợp đồng hoặc danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất thử, thời gian, số lượng giống được chuyển giao;Không có sổ theo dõi, đánh giá giống trong quá trình sản xuất thử; sản xuất thử giống cây trồng không đúng vùng sinh thái được cơ quan có thẩm quyền cho phép (Điều 10).
Phạt tiền khi kinh doanh lô giống cây trồng đối với một trong các hành vi vi phạm:Kinh doanh giống cây trồng hết hạn sử dụng;Kinh doanh giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới (Điều 16).
3. Về mức phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng,chống sinh vật gây hại
Điều 19quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; Cố ý áp dụng không đúng biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;Hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật không có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã; Vận chuyển, sử dụng giống cây hoặc vật liệu làm giống bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác;Nhập khẩu, vận chuyển, nhân nuôi, lưu giữ sinh vật gây hại thực vật mà không được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bằng văn bản;Phát tán sinh vật gây hại thực vật.
4. Về mức phạt các hành vi vi phạm trong quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 24. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bổ sung các hành vi:
+ Sản xuất thuốc không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
+ Sản xuất thuốc không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
+ Sản xuất thuốc mà Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hết hạn;
+ Tiếp tục sản xuất khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc;
+ Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền 50.000.000 đồng.
Đối với các hành vi vi phạm về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất không quy định trong Nghị định này mà áp dụng xử phạt tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.
- Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bổ sung một số hành vi:
+ Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
+ Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc;
+ Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán thuốc.
+ Đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
Đối với các hành vi vi phạm về nội dung ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán không quy định trong Nghị định này mà áp dụng xử phạt tại Điều 25, Điều 26 của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.
Lưu ý: hiện nay trên thị trường tồn tại hai loại nội dung ghi nhãn thuốc BVTV đều đúng quy định, đó là nội dung ghi nhãn thuốc BVTV theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT (được phép sử dụng hết ngày 01/8/2020) và nội dung ghi nhãn thuốc BVTV quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.
5. Điều khoản chuyển tiếp (Điều 42)
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật xảy ra trước khi Nghị định này đã có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
II. ÁP DỤNG CÁC NGHỊ ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN KHÁC
1. Nghị địnhsố 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: áp dụng xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
2.Nghị địnhsố 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về thuốc BVTV giả, thuốc BVTV nhập lậu.
3. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo thuốc BVTV.
4. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, ngày 24/9/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn: áp dụng xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm về bình ổn giá, niêm yết giá thuốc BVTV.
                        Trần Lâm Sinh
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​