Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Home

:

Tin tức - bài viết: Các rào cản kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc xuất khẩu trái cây Việt Nam

Title

Các rào cản kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc xuất khẩu trái cây Việt Nam

Loại tin

Khuyến nông - QLCLnlts - ptnt

Loại tin:ID

79

Đoạn tin ngắn

​   

Nội dung

​   

​1. Thị trường xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
Thị trường xuất khẩu trái cây được phân thành hai nhóm dựa trên các yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV) của nước nhập khẩu, đó là thị trường khó tính và thị trường thông thường.
Thị trường khó tính
Việc xác định thị trường khó tính dựa vào đặc điểm sinh học của các nhóm sinh vật hại (phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng) và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của nước sở tại.
Các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Úc, ... có sự khác biệt về khí hậu, thổ nhưỡng và dịch hại trên cây trồng; bên cạnh đó, nền nông nghiệp của họ rất phát triển, VSATTP và dịch hại trên cây trồng được kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu khắt khe với nông sản nhập khẩu. Muốn xuất khẩu trái cây tươi vào những thị trường khó tính này, nước xuất khẩu đương nhiên phải tuân thủ mọi quy định về kỹ thuật trồng trọt, chất lượng sản phẩm và chịu sự kiểm duyệt tuyệt đối. Để trái cây tươi xâm nhập vào thị trường khó tính thì nhóm dịch hại KDTV cần được chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng.
Thị trường khó tính chấp nhận áp dụng giải pháp chiếu xạ: Mỹ (năm 2008), Chile (năm 2010), New Zealand (năm 2011) và Úc (năm 2015). Loại trái cây đã xuất khẩu vào thị trường khó tính bằng chiếu xạ:
 
 
 0121092015.jpg
 
Đối tượng KDTV cần chiếu xạ - ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis)
- Mỹ: thanh long ruột trắng, ruột đỏ (2008), chôm chôm (2011) và nhãn – vải (9/2014).
- Chile: thanh long ruột trắng, ruột đỏ (2012).
- New Zealand: xoài (2012)
- Úc: vải (2015)
Vì là thị trường khó tính nên quá trình mở cửa thị trường đòi hỏi phải tuân thủ đúng mọi quy trình kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc trồng, quản lý thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu bị loại ngay tại Việt Nam.
Thị trường khó tính chấp nhận áp dụng giải pháp hơi nước nóng: Nhật (2009), Hàn Quốc (2010), New Zealand (2012), Úc (2015). Xử lý bằng hơi nước nóng tối thiểu ở nhiệt độ 46.5° C trong vòng 40 phút.
Thị trường có yêu cầu về kiểm dịch thực vật thông thường: Trung Quốc (Đại lục và Hồng Kông); Các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Myanmar, …); Canada; Các nước EU (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ý…); Các nước khu vực Trung đông (UEA, Qua ta, Li Băng, A rập Xê út…); Các nước Đông Âu (Nga, Ucraina…). Với các thị trường này, trái cây xuất khẩu chỉ yêu cầu được cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra và cấp Chứng thư kiểm dịch thực vật cho lô hàng.
2. Điều kiện chung để xuất trái cây vào thị trường khó tính
Áp dụng các chương trình chính sau: Chương trình tiền chứng nhận: Mỹ, Nhật, Hàn; Chương trình chứng nhận an toàn: New Zealand, Chile. Nội dung chính của 2 nhóm chương trình này đều có chuẩn kỹ thuật và có hệ thống truy nguyên nguồn gốc:
(1) Mã số vùng trồng- vùng trồng đạt chuẩn.
(2) Mã số cơ sở đóng gói- nhà đóng gói đạt chuẩn.
(3) Mã số nhà máy xử lý- nhà máy xử lý đạt chuẩn.
Điều kiện triển khai xuất khẩu nhãn đi Mỹ: Hai công việc tiên quyết phải chuẩn bị để triển khai:
- Xây dựng dose mapping (bản đồ liều lượng chiếu xạ - việc của nhà máy chiếu xạ).
- Xây dựng mã số vùng trồng (area code):
+ Phổ biến cho các tổ hợp sản xuất hoặc hợp tác xã quy mô >= 10 ha; trong 1 vùng không gian gần kề (cùng 1 ấp hoặc 1 xã) để đủ cấp 1 mã số.
+ Khai báo đầy đủ: ấp, xã, huyện, tỉnh.
+ Danh sách hộ nông dân tham gia mã số.
+ Kê khai diện tích của từng giống quả. Ví dụ: nhãn giống A: x ha; nhãn giống B: y ha… trong từng tổ sản xuất hoặc hợp tác xã; diện tích tương ứng từng giống là >= 10 ha.
+ Áp dụng VietGAP
+ Bao trái trước thu hoạch tối thiểu 3 tuần lễ.
+ Không sử dụng 5 nhóm thuốc: Iprodione, cypermethrin, dìfenoconazole, carbendazim và chlorothalonil (Mỹ đã cấm); sử dụng các nhóm thuốc thay thế  khác trong quá trình canh tác có đảm bảo thời gian cách ly.
+ Trên cơ sở này, Cục BVTV đã cấp được 4 mã số PUC (mã số đơn vị sản xuất).
+ Thời gian đầu cần 10 mã số cho mỗi loại quả (100 ha) là đủ điều kiện để triển khai xuất khẩu. Danh sách mã số tiếp tục cập nhật theo thời gian.
05 yếu tố đảm bảo không nhiễm dịch hại quy định và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ
(1)    Quy trình VietGAP
(2)    Việc bọc trái
(3)    Sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật
(4)    Đóng gói đúng qui trình SOP (quy trình thực hành chuẩn) của một nhà đóng gói Mỹ đã công nhận.
(5)    Kiểm dịch và chiếu xạ
 
0221092015.jpg
Nhãn VN 18 USD/kg
Rất ngon: ngọt, dầy cơm
Để được 1 tuần trong tủ lạnh
0321092015.jpg
Nhãn Hawaii 17 USD/kg
Rất ngon: ngọt, dầy cơm
Để được 1 tuần trong tủ lạnh  
0421092015.jpg
Nhãn Florida 11 USD/1 kg
Không ngon: lạt, mỏng cơm
Để 2 ngày là hư
     
    3. Một số hoạt động của Cục Bảo vệ thực vật liên quan đến công tác xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản về KDTV cho một số trái cây của Việt Nam
Nhằm mục đích xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, Cục Bảo vệ thực vật có những hoạt động chính như sau:
Thị trường Hoa kỳ: Cơ quan kiểm dịch Động Thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã hoàn tất báo cáo PRA (phân tích nguy cơ dịch hại) của xoài và vú sữa, yêu cầu Hoa Kỳ sớm cho phép nhập khẩu xoài và vú sữa và đang trong quá trình chờ phản hồi từ phái bạn;
Thị trường Úc: Phía Úc sẽ thực hiện các bước để mở cửa thị trường cho quả thanh long và xoài. 
Thị trường Nhật Bản: Nhật cho phép nhập xoài Cát Chu ở dạng ăn tươi kể từ 17/9/2015. Cục Bảo vệ thực vật cho biết để xoài Cát Chu vào được thị trường Nhật, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận. Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng. Hiện đã có năm nhà máy hơi nước nóng tại VN và bốn trong số đó được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số.
 
(Bài viết có sử dụng thông tin của TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 - Cục Bảo vệ thực vật)
Trần Lâm Sinh – Chi cục Bảo vệ thực vật
 

Hình minh họa

 

Tin nổi bật

No

Loại tin con

 

LoaiTinCon:ID

 

ViewCount

2

Audio File Name

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 9/21/2015 1:25 PM by System Account
Last modified at 5/6/2021 2:37 PM by System Account