Đồng Nai: ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu

​Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
* Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quan tâm chỉ đạo thực hiện
Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 xác định một trong các khâu đột phá, đó là “Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; công nghiệp chế biến sâu nông sản và ác dịch vụ nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Trên cơ sở đó, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 208/KH-UBND ngày 30/9/2022 về thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thống kê, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ theo Kế hoạch số 110-KH/TU; Chính quyền địa phương các cấp đã xây dựng kế hoạch, chương trình, ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể để tổ chức thực hiện phù hợp tình hình thực tế sản xuất. Các cấp uỷ trực thuộc tỉnh, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức quán triệt.
* Thành tựu đạt được
- Trồng trọt: 100% diện tích trồng mới và tái canh đã sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao, giống xác nhận; ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng với diện tích 59.754 ha, chiếm 31,27% diện tích sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tăng 2.118 ha so với năm 2021; có 3002,5 ha cây trồng chủ lực của tỉnh đạt chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt, tăng 1.367,5 ha so năm 2021; ứng dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc đối với diện tích lúa, chuối, sầu riêng; 100% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, ứng dụng máy thu hoạch đối với bắp cây, bắp lấy hạt và đậu các loại; 149 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới; bước đầu ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), thực hiện giám sát và điều khiển các thông số tiểu khí hậu trồng trọt như nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, ánh sáng, dinh dưỡng từ xa bằng điện thoại thông minh hay máy tính; tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đạt 41,19% so với tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng, tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học đạt 9,7% so với tổng lượng phân bón sử dụng trên cây trồng, tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ không thương mại đạt 72,6% so với tổng lượng phân bón sử dụng trên cây trồng.
 Đồng Nai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu_hình 1.jpg
Ứng dụng công nghệ cấy mô trong sản xuất chuối gióng tại huyện Trảng Bom
 Đồng Nai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu_hình 2.jpg
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại HTX NN VietGAP Phú Bình, huyện Tân Phú
 
- Chăn nuôi: 65% đàn heo, 49% đàn gà được chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao . Khoảng 27,5% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh; duy trì 05 vùng an toàn dịch bệnh, 657 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh; 125 trang trại, 07 tổ hợp tác chăn nuôi đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP, với quy mô hàng năm cung cấp ra thị trường tương đương 88,1 ngàn tấn thịt heo (chiếm 18,36% sản lượng thịt heo), 32,2 ngàn tấn thịt gà (chiếm 18,53% sản lượng thịt gà), 283,2 triệu quả trứng (chiếm 22,59% sản lượng trứng gà toàn tỉnh). Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong quản lý dữ liệu chăn nuôi (hiện có 1.758 trang trại đăng ký khai báo và được xác nhận thông tin trên phần mềm Te-Food); 1.187 cá nhân, tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi ; 02 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi và xử lý môi trường, giảm mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi, xử lý chất thải hữu cơ trong chăn nuôi làm phân bón sử dụng cho cây trồng. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp lý - sinh - hóa kết hợp được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong xử lý nước thải chăn nuôi heo. Trong chẩn đoán, xét nghiệm, ứng dụng phương pháp Elisa, Realtime PCR để xét nghiệm các mẫu huyết thanh, bệnh phẩm phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, trong năm 2023 đã thực hiện xét nghiệm hơn 80,5 ngàn mẫu và sử dụng 100 KIT test nhanh để kiểm tra chất cấm Salbutamol.
 Đồng Nai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu_hình 3.jpg
Mô hình chăn nuôi chuồng lạnh tại trang trại ông Phan Thanh Ka, xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh
 
- Thuỷ sản: mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao (CPF Combine) tại huyện Nhơn Trạch tiếp tục được nhân rộng với quy mô 171 ha, tăng 30 ha so với năm 2020 (cho lợi nhuận bình quân của mô hình khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha), trong đó áp dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi, hệ thống nano oxi để nuôi siêu thâm canh (mật độ cao), hệ thống xử lý chất thải ao nuôi, kết hợp sử dụng cho ăn bán tự động,…. Duy trì 14 vùng nuôi thủy sản đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 401,75 ha và 80.788 m3 lồng/bè, tổng sản lượng 15.695 tấn cá, tôm các loại; 832,5 ha diện tích thủy sản thâm canh (tôm, cá). Toàn tỉnh có 14 doanh nghiệp sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Công nghệ sinh xử lý môi trường nuôi thủy sản giúp giảm chi phí, dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển bền vững.
 Đồng Nai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu_hình 4.jpg
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Nhơn Trạch
 
- Lâm nghiệp: toàn tỉnh có hơn 2.100 ha rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn, 10.666 ha rừng đạt chứng nhận FSC gắn với thực hiện liên kết sản xuất, thu mua, chế biến gỗ và có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng hệ thống máy điều khiển số độ chính xác cao (máy CNC); 01 cơ sở ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống keo lai với quy mô sản xuất 20 triệu cây giống/năm.
Thời gian tới, BCH Đảng bộ tỉnh sẽ tổ chức Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU để đánh giá việc quán triệt, kết quả tổ chức triển khai thực hiện và tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nông sản; việc cụ thể hóa kế hoạch tại các địa phương, kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, thiết thực, hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra đến năm 2025.
Lê Thuật - KHTC
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​