​Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 Phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, theo đó một số nội dung chính là:
 - Mục tiêu của Đề án xác định đến năm 2025: Diện tích cây ăn quả cả nước 1,2 triệu ha, sản lượng trên 14 triệu tấn; trong đó, diện tích cây ăn quả chủ lực 960 ngàn ha, sản lượng 11-12 triệu tấn. Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30-35%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 70-80%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương…) 30%; diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 20-30%. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD.
Đến năm 2030, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 1,3 triệu tấn, sản lượng trên 16 triệu tấn, trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực 01 triệu ha, sản lượng 13-14 triệu tấn.
- Định hướng các loại cây ăn quả chủ lực: Đề án xác định 14 loại cây ăn quả chủ lực và các vùng trồng đến 2030, cụ thể như sau:
(1) Các vùng sản xuất thanh long tập trung gồm: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.
 
Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 1.jpg
Vùng trồng Thanh Long tại huyện Xuân Lộc

(2) Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).
 
 Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 2.jpg
Nông dân thực hiện quy trình bao trái cây Xoài

(3) Các tỉnh sản xuất chuối trọng điểm: Vùng đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, Hưng Yên), vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu), vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị), vùng Nam Trung bộ (Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai), Tây Nguyên (Gia Lai) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau).
 
  Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 3.jpg
Vùng trồng chuối đã được cấp mã số vùng trồng tại xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom

(4) Các tỉnh sản xuất vải trọng điểm: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh.
(5) Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng).
(6)Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).
(7) Các tỉnh sản xuất bưởi trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang), vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), vùng Bắc Trung bộ (Hà Tĩnh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang).
 
 Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 4.JPG
Vườn Bưởi đường Lá Cam, tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu

(8) Các tỉnh sản xuất dứa trọng điểm gồm: Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Tiền Giang, Kiên Giang.
(9) Các tỉnh sản xuất chôm chôm trọng điểm: Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long.
(10) Các tỉnh trọng điểm sản xuất sầu riêng: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước), Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông).
 Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 5.jpg
Công nhân thực hiện quy trình chế biến trái Sầu riêng
 
 Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 6.jpg
Vùng trồng Sầu riêng đã được cấp mã số vùng trồng tại Xuân Định, Xuân Lộc
 
(11) Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).
 Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 7.jpg
Nông dân thực hiện quy trình bao trái trên cây Mít
 
(12) Các tỉnh sản xuất chanh leo trọng điểm: Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Trị, Sơn La, Nghệ An.
(13) Các tỉnh sản xuất bơ trọng điểm: Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông), trung du miền núi phiá Bắc (Sơn La), Bắc Trung bộ (Quảng Trị, Nghệ An).
(14) Các tỉnh sản xuất cây na trọng điểm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tây Ninh, Tiền Giang.
Như vậy, với 14 loại cây ăn quả chủ lực được phân bổ theo các vùng trồng trọng điểm trên cả nước, riêng tỉnh Đồng Nai có đến 5 loại cây trồng gồm: xoài, chuối, mít, sầu riêng, chôm chôm. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn một số loại cây trồng nằm trong nhóm cây ăn quả chủ lực như: bơ, bưởi, cam, nhãn.
Để triển khai thực hiện Đề án, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Cục trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sarnn, Cục bảo vệ thực vật và một số đơn vị  có liên quan trực thuộc Bộ hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Đề án như: Định hướng phát triển cây ăn quả trong quy hoạch tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách; thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến liên kết với nông dân, Hợp tác xã, Tổ hợp tác xây dựng vùng cây ăn quả tập trung; xây dựng mã số vùng trồng, v.v….
Tính đến năm 2022, tỉnh Đồng Nai có 74.749 ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích một số loại cây ăn quả chủ lực như sau: xoài (diện tích 12.042 ha, sản lượng 88.500 tấn); chôm chôm (diện tích 9.241 ha, sản lượng 161.000 tấn); sầu riêng (diện tích 9191 ha, sản lượng 50.200 tấn); chuối (diện tích 13.374 ha, sản lượng 112.000 tấn), mít (diện tích 9070 ha, sản lượng 67.700 tấn).
Toàn tỉnh đã xây dựng được 120 mã số vùng trồng và 53 mã số nhà đóng gói xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand, v.v… đối với các loại cây ăn quả như xoài, chôm chôm, mít, chuối, sầu riêng, thanh long.
Đã triển khai xây dựng được 61 dự án cánh đồng lớn, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các loại với sự tham gia của 4.237 hộ nông dân và 7.771 ha.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đang triển khai xây dựng đề án phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung  trên địa bàn, đồng thời đã ban hành một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như: chương trình số 08/CTr-UBND ngày 21/7/2022 về hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025; kế hoạch thực hiện chương trình quản lý dịch bệnh hai tổng hợp  IPM trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, v.v... đây là những điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công mục tiêu của Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030_hình 8.jpg
Vùng trồng Xoài đã được cấp mã số vùng trồng tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu               
Nguyễn Văn Đều, Phòng Kế hoạch-Tài chính
 
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​