Phổ biến cam kết về ATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cập nhật yêu cầu về SPS tại thị trường Trung Quốc

​Nhằm thông tin các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong thương mại quốc tế, đặc biệt là vấn đề thương mại nông sản thực phẩm giữa Việt Nam với Trung Quốc. Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến “Phổ biến cam kết về ATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cập nhật yêu cầu về SPS tại thị trường Trung Quốc”.
Tham gia diễn đàn có Ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Ông Trần Văn Cao - Phó tổng biên tập báo nông nghiệp Việt Nam và đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, công Thương các tỉnh/thành phố: Hồ Chí minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đông Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh.
 Phổ biến cam kết về ATTP và kiểm dịch động thực vật_Hình 1.jpg
Chủ trì điều hành hội nghị

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý đã trình bày các nội dung: An Toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do; quy định mới về an toàn thực phẩm và đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu thị trường Trung Quốc; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản sau thu hoạch; mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc. Cũng tại diễn đàn các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp đã trao đồi thảo luận các nội dung, vấn đề liên quan như công nghệ bảo quản lạnh nông sản, an toàn thực phẩm nông sản để xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc…
 Phổ biến cam kết về ATTP và kiểm dịch động thực vật_Hình 2.jpg
Điểm cầu tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

Theo Tiến sĩ Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam hiện nay các nước đang thực hiện chính sách cắt giảm thuế cho nhau và vấn đề đặt ra là rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật trở thành rào cản lớn nhất cho việc xuất khẩu nông sản của Việt nam ra thị trường thế giới. Gần đây thị trường Trung Quốc đã có những quy định ngày một chặt chẽ hơn, không chỉ là vấn đề về kỹ thuật như bao bì, nhãn mác sản phẩm mà còn các vấn đề về kiểm tra dư lượng, sinh vật gây hại…
Theo Thạc sĩ Vũ Thị Hải Yến - Văn phòng SPS Việt Nam, Lệnh 249 của Trung Quốc vừa ban hành triển khai các chủ trương rất cụ thể về an toàn thực phẩm nhập khẩu, theo đó nguyên tắc đặt ra là: an toàn là trên hết, phòng ngừa trước, quản lý rủi ro, kiểm soát toàn bộ quy trình và đồng quản trị quốc tế; nội dung bao gồm: Áp dụng Công nghệ trong quản lý giám sát (Có thể thực hiện kiểm tra qua trực tuyến (Video), biện pháp này quy định rõ cấm nhập khẩu thực phẩm "bị nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm“ (Covid -19), điều chỉnh các quy định ghi nhãn hàng hóa. Về quy định đăng ký doanh ngiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc theo Lênh 248 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 theo đó doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng Cục Hải quan Trung Quốc qua cơ quan có thẩm quyền với 18 nhóm sản phẩm bao gồm: thịt và các sản phẩm từ thịt; sản phẩm thủy sản; sản phẩm từ sữa; yến sào và sản phẩm từ tổ yến; ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); sản phẩm từ ong; trứng và các sản phẩm từ trứng; dầu thực phẩm và nguyên liệu; bánh có nhân các loại; ngũ cốc dùng làm thực phẩm; sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; gia vị nguồn gốc tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây sấy khô; hạt cà phê và ca cao chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; thực phẩm chức năng
Kết thúc hội nghị Ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết trong 18 nhóm hàng thực phẩm Trung Quốc yêu cầu đăng ký theo Lệnh 248 thì phần đã có những thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, đối với nhóm hoa quả truyền thống thì không cần phải đăng ký danh sách doanh nghiệp mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc về bao bì, nhãn mác, quy cách đóng gói, ghi tên doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói lên bao bì là đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Hiện về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT có Văn phòng SPS Viêt Nam là cơ quan đầu mối để hỗ trợ trong việc thực thi triển khai Lệnh 248 và Lệnh 249.
Trọng Toàn – CC. TTBVTV&TL
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​