​Phát triển nông thôn bền vững, một số định hướng nội dung trong giai đoạn 2021-2025

Trong tháng 12 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức quản lý nhà nước gắn với định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình bày về một số định hướng để triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, theo đó một số mục tiêu của Chương trình đó là: tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững; tiếp tục xây dựng NTM  nâng cao và NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 2020.
Phát triển nông thôn bền vững, một số định hướng nội dung trong giai đoạn 2021-2025_hình 1.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

 Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xây dựng và ban hành theo 3 cấp, gồm: (i) cấp xã gồm 03 bộ tiêu chí: xã đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM nâng cao và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bộ tiêu chí này được Trung ương phân cấp cho UBND các tỉnh quy định; (ii) cấp huyện có 02 Bộ tiêu chí, gồm: huyện NTM; huyện NTM nâng cao; (iii) cấp tỉnh, chưa ban hành Bộ tiêu chí, chỉ đưa ra các quy định về tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được xây dựng theo nguyên tắc tiếp tục giữ nguyên 19 tiêu chí xã NTM cấp xã (tuy nhiên có bổ sung một số chỉ tiêu, nâng tổng số lên thành 58 chỉ tiêu) và tiếp tục triển khai theo 11 nội dung thành phần để đảm bảo tính kế thừa, thống nhất mà Chương trình đã thực hiện hiệu quả trong hơn 10 năm qua.
Ngoài 11 nội dung thành phần đã được triển khai trong giai đoạn 2021-2020, Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 sẽ bổ sung thêm 05 hợp phần chuyên đề nhằm xây dựng các mô hình thí điểm để định hướng chỉ đạo và làm cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, cụ thể gồm:
1. Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xã dựng nông thôn mới, với các định hướng thực hiện các nhiệm vụ, gồm: Nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Nghiên cứu các giải pháp phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn bền vững; Xây dựng các mô hình nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội
2. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025, định hướng thực hiện các nhiệm vụ, gồm: Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương; Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP;Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm; Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP; Tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP (quản lý sản phẩm, truy suất nguồn gốc, thương mại điện tử,v.v…).
3. Chương trình Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, với quan điểm thực hiện như sau: Xác định bảo vệ môi trường, cấp nước sạch, an toàn thực phẩm là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn và đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội; tập trung nguồn lực lớn, có trọng điểm của nhà nước và đẩy mạnh huy động nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn và đảm bảo an toàn thực phẩm theo nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa; Chất thải phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên.
4. Thực hiện Chương trình về phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống trong xây dựng NTM, với những quan điểm triển khai: Phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn; Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị; Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng; đồng thời thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác thông qua các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị du lịch nông thôn;
5. Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025, với những quan điểm Chuyển đổi số trong xây dựng NTM phải phù hợp với định hướng, mục tiêu về xây dựng NTM và chiến lược chuyển đối số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 03 trụ cột, gồm: Phát triển chính quyền số ở nông thôn; Phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; Phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn;
Bên cạnh việc triển khai 11 nội dung thành phần và 05 hợp phần chuyên của theo chương trình Xây dựng nông thôn mới, để thực hiện phát triển nông thôn bền vững còn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị và phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là vai trò của HTX nông nghiệp, với các giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực nhất là thu hút đào tạo cán bộ, nhân lực trẻ đã qua đào tạo, có kiến thức về làm việc cho HTX; Khuyến khích các HTX nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm; Khuyến khích, hỗ trợ HTX nông nghiệp tham gia phát triển vùng nguyên liệu và hình thành liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản; Củng cố, nâng cao vai trò, năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ HTX nông nghiệp;
- Tập trung phát triển ngành nghề nông thôn với  những nhiệm vụ cụ thể như:Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2025; tổ chức lại sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; Phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; xúc tiến thương mại; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức về quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn lao động và hợp chuẩn quốc tế cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
 - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và đảm bảo ATTP, trong đó; Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi tập trung đảm bảo chất lượng, ATTP; thiết lập hệ thống tự kiểm soát tại cơ sở, tăng cường giám sát cộng đồng; tổng kết, nhân rộng các mô hình áp dụng quy trình sản xuất tốt tại các vùng nông thôn; Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn; Tăng cường đàm phán, ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về chất lượng, ATTP nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; Xây dựng chuỗi giá trị sản xuất đảm bảo ATTP từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; hình thành các mô hình kiểm soát ATTP từ các chợ đầu mối, chợ xã và các cơ sở cung ứng nông sản
-  Phát triển nông nghiệp hữu cơ, với các định hướng cụ thể: phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương; Gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ; Phải được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng: tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học…); phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải huy động sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp hợp tác xã.
-  Đổi mới công tác khuyến nông, phát triển hệ thống khuyến nông cộng đồng  theo định hướng: Kiện toàn lại bộ máy quản lý khuyến nông các cấp, đặc biệt là hệ thống khuyến nông cơ sở; tái cấu trúc nội dung hoạt động khuyến nông theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ khuyến nông; Triển khai các mô hình, dự án khuyến nông phải gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở các vùng nguyên liệu, có khả năng tham gia liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo kết nối với thị trường; Hình thành các Tổ khuyến nông cộng đồng thuộc hệ thống khuyến nông  cơ sở với 03 chức năng chính, gồm:  Tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ; (ii) tư vấn phát triển và nâng cao năng lực hoạt động các HTX nông nghiệp; (iii) cung cấp thông tin và tư vấn về kết nối thị trường tiêu thụ nông sản.
Nguyễn Văn Đều
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​