​Kết nối cung cầu cây ăn trái

Nhằm kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy tiêu thụ nông sản các tỉnh phía Nam đến các tỉnh, thành trên cả nước cũng như xuất khẩu, nắm bắt thông tin đặc biệt là thông tin tiêu thụ rau quả và hỗ trợ tháo gỡ khó khan thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ cây ăn trái trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Ngày 4-12, Tổ điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (Diễn đàn kết nối nông sản 970) phối hợp Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn trực tuyến vơi chủ đề “kết nối cung cầu cây ăn trái”
Diễn đàn được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến với điểm cầu chính tại Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội, tại Cơ quan Đại diện phía Nam của Bộ NN-PTNT tại TP.HCM, tham dự diễn đàn có Ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam, Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Nam và các doanh nghiệp, Hiệp hội,  HTX, người sản xuất, nhà phân phối....
 Kết nối cung cầu cây ăn trái_Hình 1.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã trình bày các nội dung: Báo cáo tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái các tỉnh phía Nam; báo cáo tình hình chế biến và tiêu thụ cây ăn trái các tỉnh phía Nam; báo cáo giải pháp nâng cao chất lượng cây ăn trái vùng ĐBSCL.
Theo Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết năm 2021, sản lượng trái cây tại vùng Nam Bộ dự kiến đạt hơn 7 triệu tấn với 15 loại trái, so với năm 2020 tăng khoảng 100.000 tấn, trong đó vùng Đông Nam bộ 1,193 triệu tấn chiếm 17%. Riêng trong tháng 12-2021, sản lượng trái cây tại Nam Bộ khoảng 737.000 tấn, trong đó vùng Đông Nam bộ 115.000 tấn chiếm 16%. Dự kiến trong quý I-2022, sản lượng trái cây tại Nam Bộ đạt khoảng 1,6 triệu tấn, tập trung ở các loại: thanh long, chuối, xoài, mít, cam, quýt, nhãn, sầu riêng, dứa…. Dự báo có thể gặp một số khó khăn trong tiêu thụ như: ảnh hưởng dịch COVID-19, các nước nhập khẩu tăng các biện pháp kiểm dịch, chi phí vật tư đầu vào tăng cao, năng lực chế biến trái cây trong nước còn hạn chế. Trong thời gian tới cần thực hiên các giải pháp như nắm sát sản lượng, đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, xây dựng kế hoạch tiêu thụ cụ thể, kết nối doanh nghiệp thu mua trái cây, tiếp tục đẩy mạnh bảo quản chế biến trái cây”.
Theo Ông Đinh Viết Tú – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản “Hiện nay có trên 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu, trong đó rau quả có 154 doanh nghiệp và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Năng lực sơ chế, bảo quản, chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu/năm. Giải pháp trong thời gian tới cần cơ cấu lại sản xuất, chế biến và thị trường nông sản theo chuỗi ba nhóm sản phẩm là thủy sản, lúa gạo và trái cây; xây dựng hệ thống cung ứng nông sản theo chuỗi dựa trên nền tảng Logistic hiện đại; tìm thêm dư địa mới để nâng cao giá trị gia tăng; hoàn thiện các chính sách về sản xuất, chế biến, quản lý chất lượng và phát triển thị trường nông sản hài hòa với các cam kết quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa thị trường”
 Ông Lê Văn Thiệt, Cục phó Cục Bảo vệ Thực vật, cho biết đến thời điểm này, có 10 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có 8 loại quả thanh long, chuối, mít, dưa hấu, nhãn, chôm chôm, xoài, măng cụt và ớt, thạch đen, hoàn toàn không phải tiểu ngạch như trên một số phương tiện truyền thông. Hiện nay, Cục đang đàm phán về xuất khẩu khoai lang, bưởi, sầu riêng, chanh leo. Nếu không do Covid, theo lộ trình phía Trung Quốc đã sang phối hợp kiểm tra về vùng trồng sầu riêng vào năm 2020 và khoai lang năm 2021.
Về phía doanh nghiệp Bà Trần Thị Bích Trân, đại diện chuỗi Trái cây Trân cho rằng để xuất khẩu được trái cây cần phải giải quyết được 3 vấn đề: Chứng nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bao trái đối với đối tượng cần thiết; xây dựng được "người thầy" cho xuất khẩu.  
Trọng Toàn – CC. TTBVTV&TL
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​