​COVID-19 và an toàn thực phẩm

Thế giới đang đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có từ đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra (gọi tắt là virus COVID-19). Nhiều quốc gia đang thực hiện theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc áp dụng các biện pháp giãn cách vật lý (physical distancing) như là một trong những cách để giảm sự lan truyền của bệnh. Việc áp dụng các biện pháp này đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều doanh nghiệp, trường học, và các cơ sở giáo dục, và các hạn chế về du lịch, tụ họp xã hội. Đối với một số người, làm việc tại nhà, làm việc từ xa, và các cuộc thảo luận và cuộc họp trực tuyến hoặc qua internet hiện đã là những hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nhân viên ngành công nghiệp thực phẩm không có cơ hội làm việc tại nhà và được yêu cầu tiếp tục làm việc tại nơi làm việc bình thường của họ. Giữ cho tất cả nhân viên trong chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm khỏe mạnh, an toàn là rất quan trọng để sống sót sau đại dịch hiện nay. Duy trì sự di chuyển của thực phẩm theo chuỗi thức ăn là một chức năng thiết yếu mà tất cả các bên liên quan trong chuỗi thực phẩm cần góp phần thực hiện. Điều này cũng góp phần để duy trì sự tin tưởng và lòng tin của người tiêu dùng về sự an toàn và sự sẵn có của thực phẩm.
Ngành công nghiệp thực phẩm cần phải có các Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm dựa trên các nguyên tắc của Phân tích mối nguy và Kiểm soát các điểm tới hạn (HACCP) tại chỗ để quản lý những nguy cơ an toàn thực phẩm và phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm.  Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm được củng cố bởi các chương trình tiên quyết, bao gồm những thực hành vệ sinh tốt, làm sạch và khử trùng, khoanh vùng khu chế biến, kiểm soát nhà cung ứng, bảo quản, phân phối và vận chuyển, vệ sinh của nhân viên và sức khỏe lao động – tất cả những điều kiện cơ bản là hoạt động cần thiết để duy trì môi trường sản xuất thực phẩm vệ sinh. Những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm của Codex đã đặt ra một nền tảng vững chắc để thực hiện các biện pháp kiểm soát vệ sinh quan trọng tại từng giai đoạn của chuỗi chế biến, sản xuất và tiếp thị thực phẩm để phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm.
Nếu một cơ sở thực phẩm có Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm và/hoặc thành lập đội HACCP thì các thành viên trong nhóm đó cần phải tham gia tất cả các cuộc thảo luận để đảm bảo rằng những biện pháp can thiệp mới đều phải được xem xét đến yếu tố an toàn thực phẩm. Nếu một cơ sở thực phẩm không có Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm và/hoặc thành lập đội HACCP thì cơ sở đó cần chỉ định một người có trách nhiệm xem xét liệu rằng các những nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ những biện pháp bổ sung hay không. Người được chỉ định này phải liên hệ với các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm để được tư vấn. Hiện nay có một yêu cầu khẩn cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm, đó là phải đảm bảo tuân thủ các biện pháp bảo vệ người làm thực phẩm không bị nhiễm COVID-19, tránh phơi nhiễm hoặc lan truyền virus và tăng cường các biện pháp thực hành vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Khả năng lan truyền tiềm ẩn COVID-19 qua thực phẩm
Khuyến cáo gần đây nhất của WHO chỉ rõ rằng bằng chứng hiện tại cho thấy virus COVID-19 được lan truyền thông qua sự tiếp xúc gần với những giọt bắn hô hấp (hình thành khi ho hoặc hắt hơi) và bởi các đồ vật bị ô nhiễm. Virus có thể lan truyền trực tiếp từ người sang người khi một ca COVID-19 ho hoặc hắt hơi, tạo ra các giọt bắn và dính lên mũi, miệng hoặc mắt của người khác. Ngoài ra, vì các giọt bắn hô hấp quá nặng có thể bay trong không khí nên chúng sẽ rơi xuống các vật thể và bề mặt xung quanh người nhiễm bệnh. Có thể có người nào đó sẽ bị nhiễm bệnh khi chạm vào những bề mặt, đồ vật bị ô nhiễm hoặc tay của người đã nhiễm, và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính mình. Điều này có thể xảy ra, ví dụ như, khi chạm tay vào tay nắm cửa hoặc bắt tay và sau đó chạm tay vào mặt.
Ngành công nghiệp thực phẩm bắt buộc phải tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân và cung cấp các khóa đào tạo bồi dưỡng về các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm để loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm virus cho bề mặt thực phẩm và vật liệu bao gói thực phẩm từ người làm thực phẩm. Dụng cụ bảo vệ cá nhân, ví dụ như khẩu trang và găng tay, có thể có hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lan truyền của các virus và bệnh trong ngành công nghiệp thực phẩm, nhưng chỉ khi được sử dụng đúng cách. Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm được khuyến khích áp dụng các biện pháp cách ly vật lý, các biện pháp vệ sinh và khử trùng nghiêm ngặt và thúc đẩy việc rửa tay và khử trùng thường xuyên tại từng công đoạn chế biến, sản xuất và tiếp thị thực phẩm. Những biện pháp này sẽ bảo vệ nhân viên khỏi việc phát tán COVID-19 giữa những người làm trong lĩnh vực thực phẩm, duy trì lực lượng lao động khỏe mạnh, và phát hiện, loại trừ những người chế biến thực phẩm bị nhiễm bệnh và những người tiếp xúc trực tiếp với họ ra khỏi khu vực làm việc.
WHO khuyến cáo những ai cảm thấy không khỏe nên ở nhà. Người làm việc trong ngành thực phẩm cần phải biết các triệu chứng của COVID-19. Người điều hành các cơ sở thực phẩm cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho đội ngũ nhân viên trong việc báo cáo các triệu chứng này và loại trừ khỏi chính sách làm việc (không cho làm việc). Điều quan trọng nhất đối với đội ngũ nhân viên là nhận biết sớm các triệu chứng để họ có thể tìm đến các cơ sở chăm sóc y tế phù hợp, đi xét nghiệm và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến các nhân viên khác.
Hồng Lụa - Trích Cẩm nang Hướng dẫn an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm và các cơ quan quản lý  trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 do Tổ chức Nông Lương Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tháng 4 năm 2020
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​