​Hội nghị “Tái canh Cà phê giai đoạn 2014 – 2020 và định hướng trong thời gian tới”

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 và định hướng trong thời gian tới, tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Chủ trì hội nghị có ông Lê Quốc Doanh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Ban Quản lý các Dự án nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT); Hiệp hội Cà phê – ca cao Việt Nam;  Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và ĐăkLăk; Đại diện Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Trồng trọt/Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh trồng cà phê (Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận); đại diện một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê.  

 Hội nghị Tái canh Cà phê giai đoạn 2014 – 2020_Hình 1.jpg
Toàn cảnh hội nghị

Theo Cục Trồng trọt, cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê, diện tích gần 690.000 ha. Riêng tại Tây Nguyên có 510.000 ha với năng suất bình quân đạt 2,6 tấn/ha. Đăk Lăk với gần 210 ngàn ha, Lâm Đồng trên 170 ngàn ha và Đắk Nông khoảng 130 ngàn ha. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê tập trung chính của cả nước. Việt Nam là quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Tổng diện tích cà phê trồng tái canh và ghép cải tạo tại các tỉnh Tây Nguyên từ  năm 2014 đến tháng 6/2019 là 118.202 ha (đạt trên 98,5 % kế hoạch đến năm 2020 theo Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020 là 120.000 ha), trong đó diện tích tái canh là 84.165 ha, diệ tích ghép cải tạo là 34.037 ha. Số này chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông. Sau gần 06 năm triển khai thực hiện, chương trình tái canh cà phê đem lại rất nhiều hiệu quả cho nông dân các tỉnh Lâm Đông, Đắc Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kom Tum như Trẻ hóa vườn cà phê già cỗi, được quản lý tốt về giống và kỹ thuật nên năng suất, sản lượng tăng qua các năm thực hiện như ở Lâm Đồng năm 2012 năng suất 26,1 tạ/ha, sản lượng đạt 365.923 đến năm 2018 tăng lên 31,3 tạ/ha, sản lượng tăng 507,782 tấn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cà phê là cây chủ lực của nông sản Việt Nam, cây trồng rất quan trọng ở khu vực Tây Nguyên, vừa là sinh kế, vừa giúp người dân địa phương làm giàu. Thời gian qua, việc thực hiện tái canh cà phê đã đạt hiệu quả cao. Trong đó, nhiều mô hình phát triển tốt, năng suất cao. Từ những thành quả này, ngành nông nghiệp và các viện nghiên cứu cây trồng cần ghi nhận và đi sâu vào phân tích kết quả để làm tiền đề cho việc tái canh trong tương lai. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nêu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị “Chúng ta thống nhất ổn định diện tích cà phê Tây Nguyên khoảng 600.000 ha. Ngoài diện tích này, nếu cây già cỗi, không hiệu quả thì chuyển sang cây trồng khác. Việc tái canh không phải là một giai đoạn nhất định mà là thường xuyên. Cần ghi nhận những kết quả đạt được và đánh giá, phân tích để đúc rút kinh nghiệm và áp dụng trong thời gian tới”,

Đồng nai cũng là vùng trọng điểm để tái canh cà phê với diện tích 20.000 ha cần rà soát, đánh giá hiện trạng sản xuất, tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các nội dung: việc vận dụng các chính sách hiện hành, hỗ trợ tín dụng, kết quả áp dụng giống mới, áp dụng tưới tiết kiệm, diện tích cà phê được tái canh và ghép cải tạo; hiệu quả các kỹ thuật ghép, khả năng thích nghi của vườn tái canh, các mô hình xen canh cà phê và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

Việc tổ chức hội nghị “tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020 và định hướng trong thời gian tới”là vấn đề vấn đề quan trọng để xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Định hướng đến năm 2025 duy trì ổn định diện tích 600.000 ha, năng xuất 2,7-2,9 tấn/ha, sản lượng đạt 18-2 triệu tấn/năm, tái canh và ghép cải tạo thêm từ 30.000 – 40.000 ha.

Nguyễn Thị Biên Thùy

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​