Áp dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ cam chanh (Panonychus citri McGregor) hại cây ăn quả có múi

​Ngày 25/4/2017 Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định số 750/QĐ-BVTV công nhận “Quy trình quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ cam chanh (Panonychus citri McGregor) hại cây ăn quả có múi” dựa trên nguyên tắc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Thời gian qua diện tích cây có múiở Đồng Nai tăng mạnh, hiện naykhoảng 7.476 ha,chiếm tỷ lệ 17,55% diện tích cây ăn quả, trong đó diện tích cây bưởi 4.390,92 ha, cây cam 1.267,5 ha và cây quýt là 1.818 ha. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt làm sinh vật gây hại có những biến động bất thường như thay đổi tính kháng, thay đổi ký chủ chính cũng như ký chủ phụ, thay đổi tính chống chịu thuốc bảo vệ thực vật; và nhện đỏ hại cây có múi cũng không ngoại lệ.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật_hình 1.jpg
Ảnh: Nhện đỏ hại cây có múi
Một sốnội dung của tiến bộ kỹ thuật này:
1. Biện pháp canh tác
- Bón phân: Thực hiện theo quy trình kỹ thuật canh tác từng cây ăn quả có múi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;lưu ý bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục.
+ Đối với vườn kiến thiến cơ bản: bón 4 lần/năm, các loại phân bón: phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học (đạm, lân, kali hoặc NPK tổng hợp).
+ Đối với vườn kinh doanh: bón phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học (đạm, lân, kali hoặc NPK tổng hợp). Lượng phân bón tăng dần theo từng năm và năng suất thu hoạch. Chú ý bón đúng theo giai đoạn sinh trưởng của cây (sau thu hoạch, trước khi ra hoa, sau đậu quả, nuôi quả lớn).
- Tưới nước: Đảm bảo đủ nước trong mùa khô (tưới 7 – 10 ngày/lần). Tưới phun lên tán lá với áp lực cao có thể hạn chế được mật độ nhện đỏ.
- Tỉa cành, tạo tán: Thực hiện sau mỗi vụ thu hoạch khi có cành vượt, cành tăm, ….
2. Biện pháp sinh học
- Bảo vệ thiên địch tự nhiên: không sử dụng thuốc hóa học liên tục để bảo vệ các loài thiên địch như Bọ rùa đen nhỏ Stethorus punctillum, bọ rùa đen 2 chấm Stethorus sp., nhện nhỏ bắt mồi Phytoseiulus sp., Amplyseiu sp., chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp., bọ cánh cứng ngắn Oligota sp., bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrips sp.,..
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sịnh học, thảo mộc được phép dùng trên cây có múi: Các thuốc có hoạt chất Abamectin (Abagro 1.8EC, 4.0EC), Azadirachtin (Jasper 0.3EC) và dầu khoáng Petroleum spray oil (SK Enspray 99EC, DS98.8EC); các thuốc được dùng trên cây cam: Abamectin (Catex 1.8EC, Reasgant 1.8EC), Azadirachtin (Trutat 0.32EC), Matrine (Sokupi 0.36SL, Sakumec 0.36EC), Rotenone (Trusach 2.5EC), Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC); trên cây bưởi: Emamectin benzoate (Vimatox 1.9EC).
3. Biện pháp hóa học
- Thời điểm phòng trừ: Điều tra định kỳ diễn biến mật độ nhện đỏ cam chanh để xác định thời điểm phòng trừ (điều tra 7 ngày/lần). Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ nhện 4 – 5 con/lá hoặc 10% số lá, quả bị hại. Thường xuyên kiểm tra ruộng, vườn, phát hiện sớm các điểm gây hại của nhện, phun thuốc phòng trừ kịp thời để tránh lây lan trên diện rộng.
Chú ý sự xuất hiện và gây hại của nhện đỏ vào các tháng 2 - tháng 5 và tháng 11.
- Loại thuốc sử dụng: Sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép dùng trên cây có múi: Pyridaben (Alfamite 15EC), Propargite (Comite 73EC); các thuốc được dùng trên cây cam: Diafenthiuron (Kyodo 25SC, Detect 50 WP),  Propargite (Kamai 730EC).
Các thuốc mà nhện đỏ cam chanh chưa biểu hiện tính kháng (Ri < 10)  thì sử dụng 01 lần/năm. Những thuốc hóa học mà nhện đỏ cam chanh đã biểu hiện tính kháng (Ri >10) phải luân phiên với các thuốc hóa học khác nhóm chưa biểu hiện tính kháng (Ri <10), hoặc luân phiên với thuốc sinh học, thảo mộc, dầu khoáng và lúc này mỗi loại thuốc hóa học chỉ nên sử dụng 01 lần/02 năm (xem thêm ở Phụ lục).
- Phương pháp sử dụng: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách) và khi phun ưu tiên sử dụng bình phun máy cao áp, phun kỹ 2 mặt lá. Lượng thuốc 400 – 600 lít/ha.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật_hình 2.jpg 
 
Phòng Kỹ thuật – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​