Bệnh dịch tả Heo Châu Phi – nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam

​Theo thông tin Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Từ ngày 01/8/2018 bệnh Dịch tả heo Châu phi đã bùng phát tại trung Quốc. Kể từ đó bệnh đã di chuyển về phía Nam, với các trường hợp được phát hiện cách xa 1.000 km, làm gia tăng mối lo ngại có thể lây nhiễm sang các trang trại chăn nuôi heo trên toàn quốc. Tính đến ngày 02/9/2018, dịch bệnh đã xảy ra tại 05 tỉnh thành của Trung Quốc, đã có trên 38.000 con heo đã bị tiêu hủy. Tỉnh mới bị dịch gần đây nhất là tỉnh An Huy với 02 ổ dịch.
 Bệnh dịch tả Heo Châu Phi – nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam_hình 1.jpg
Ảnh: Bản đồ phân bố Dịch tả heo Châu phi tại Trung Quốc năm 2018

Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO): “Sự phát hiện và lây lan địa lý khác nhau của các ổ dịch tại Trung Quốc đã dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh sẽ di chuyển qua biên giới với các nước láng giềng Đông Nam Á hoặc bán đảo Triều Tiên, nơi buôn bán và tiêu thụ sản phẩm thịt heo cũng rất cao”. Tổ chức này cũng nhận định rằng, có thể việc vận chuyển các sản phẩm từ heo, chứ không phải heo sống, đã gây ra sự lây lan vi rút sang các vùng khác của Trung Quốc nhanh chóng đến vậy.
Bệnh Dịch tả heo Châu phi (tên tiếng Anh la African swine fever - ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra trên cả heo nhà và heo rừng, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo. Loại vi rút này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%. Vi rút gây bệnh Dịch tả heo Châu phi có sức đề kháng cao trong môi trường, heo khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ trung gian suốt đời do vậy khó có thể loại trừ được bệnh xảy ra nếu để xảy ra Dịch tả heo Châu phi. Bệnh được OIE xếp vào danh sách bảng A do tính chất nghiêm trọng, tốc độ lây lan nhanh và thiệt hại kinh tế cho giao thương quốc tế.
Năm 1921, bệnh Dịch tả heo Châu phi đầu tiên xuất hiện tại KenYa thuộc Châu phi sau đó đã trở thành dịch địa phương tại nhiều nước Châu Phi. Từ cuối năm 2017 đến này, 12 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Cộng Hòa Sec, Hungari, Latvia, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraina và Zambia báo cáo có Dịch tả heo Châu phi.
Bệnh Dịch tả heo Châu phi xảy ra với các triệu chứng và bệnh tích rất giống với bệnh dịch tả heo cổ điển (đã và đang có ở Việt Nam). Vì vậy trong mọi trường hợp phải lẫy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm mầm bệnh. Hiện nay chưa có biện pháp nào đề kiểm soát được bệnh Dịch tả heo Châu phi ngoài biện pháp phát hiện xử lý triệt để từ ổ dịch nhỏ (tiêu hủy heo bị mắc bệnh và nguy cơ) do chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như thuốc điều trị và thời gian bài thải virut lâu. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát nhập lậu, kiểm soát vận chuyển heo, sản phẩm từ heo và chăn nuôi an toàn sinh học.
  
Bệnh dịch tả Heo Châu Phi – nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam_hình 2.jpg
Bệnh dịch tả Heo Châu Phi – nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam_hình 3.jpg
Ảnh: Một số triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả heo Châu phi
 
Từ đầu năm 2018 đến nay, do giá heo tại Việt Nam cao hơn so với giá heo tại thị trường Trung Quốc, vấn nạn buôn lậu heo từ Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía Bắc liên tục diễn ra. Đây có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh Dịch tả heo Châu phi tới đàn heo ở Việt Nam. Trước nguy cơ trên, ngày 30/8/2018 Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan về việc khẩn cấp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả heo Châu phi.
Bùi Văn Mạnh

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​