Hiện trạng trồng Sắn (Khoai mì) tại huyện Nhơn Trạch vụ Hè Thu 2018

​Vụ Hè Thu 2018, diện tích trồng khoai mì của huyện Nhơn Trạch là 753/291 ha kế hoạch, tăng 159%. Phần lớn trồng tập trung trên đất dự án khu công nghiệp Nhơn Trạch và các dự án khác, phần còn lại trồng trên đất sản xuất nông nghiệp rải rác ở các xã. Số diện tích mì trên chủ yếu là xâm canh, vì vậy phần đa người trồng mì không phải là người địa phương mà là một số cá nhân đến thuê đất trồng với diện tích lớn từ 10 – 100 ha/mỗi chủ. Giống mìtrồng phổ biếnlà:HL-S11 chiếm 90%, còn lại một số giống khác là KM 140, HL-S12 và KM 505. Cây mì đến nay đã được 1-2,5 tháng nên đang giai đoạn phát triển thân và củ.Tình trạng cây mì phát triển rất tốt do năm trước giá mì củ tăng nên vụ Hè Thu năm nay nông dân tăng diện tích trồng đồng thời đầu tư thâm canh cao, chăm sóc tốt kết hợp mưa sớm và mưa đều.
Hiện trạng trồng Sắn (Khoai mì) tại huyện Nhơn Trạch vụ Hè Thu 2018_hình 1.jpg
Ảnh: Hiện trạng cây mì ở huyện Nhơn Trạch đang phát triển rất tốt
Tình trạng dịch hại: Hiện nay đã phát hiện 12.3 ha nhiễm bệnh khảm lá (02ha nhiễm bệnh từ giống, tỉ lệ cây bệnh 100%, trên giống KM 505 và khoảng 10 halân cận diện tích này bị lây nhiễm 6-20% do bọ phấn trắng lan truyền, giống HL-S11; 0,3 ha tại xã Vĩnh Thanh nhiễm 6-8%, cùng giống HL-S11). Bọ phấn trắng nhiễm rải rác 0,2–0,3 con/m2. Ngoài ra còn có bệnh đốm lá do vi khuẩn và thán thư gây hại cục bộ trên những đám mì tốt và trồng dày (giống HL-S12 bị nhiễm bệnh nặng hơn các giống khác. Qua hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nhơn Trạchthì hiện nay nông dân đang tích cực nhổ bỏ cây có biểu hiện bệnh để tiêu hủy đồng thời phun thuốc trừ bọ phấn trắng đề hạn chế lây lan nguồn bệnh. Đối với diện tích nhiễm bệnh nặng thì chủ ruộng đã tiến hành phun thuốc trừ bọ phấn và sẽ tiến hành cầy vùi lấp tiêu hủy khi bớt mưa và không còn lún lày, nếu cây còn mọc lên thì sẽ tiếp hành phun thuốc trừ cỏ và cày vùi lại lần 2.
Trước tình trạng này, nhiều nông dân đang rất lo lắng vì chi phí thuê đất, công trồng và đầu tư chăm sóc cho đến thời điểm này khoảng 30 triệu đồng/ha. Với những cá nhân trồng diện tích lớn (10 đến 100 ha), nếu bị lây nhiễm bệnh khảm lá này thì thiệt hại sẽ rất lớn.
Hiện trạng trồng Sắn (Khoai mì) tại huyện Nhơn Trạch vụ Hè Thu 2018_hình 2.jpg
Ảnh: Ruộng mì bị nhiễm bệnh khảm lá ở NhơnTrạch

Hiện trạng trồng Sắn (Khoai mì) tại huyện Nhơn Trạch vụ Hè Thu 2018_hình 3.jpg
Ảnh: Nông dân huyện Nhơn Trạch đang tích cực phun thuốc trừ bọ phấn trắng để ngăng ngừa lan truyền bệnh từ ruộng đã nhiễm bệnh khảm lá


Vậy nên, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật Nhơn Trạch vẫn đang tiếp tục tích cực kiểm tra thường xuyên bệnh khảm lá mì nhằm phát hiện bệnh sớm và khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân biết được tác hại, cách nhận biết triệu chứng bệnh và biện pháp phòng chống bệnh theo các công văn chỉ đạo của Sở NN và PTNT và Chi cục TT và BVTV: Công văn số 1998/SNN-TTBVTV ngày 11/6/2018 của Sở NNPTNT Đồng Nai về việc phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn (khoai mì) và Công văn số 2285/SNN-TTBVTV ngày 26/6/2018 về việc phòng chống bệnh khảm lá mì; Công văn số 461/TTBVTV-KD ngày 28/6/2018 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Nai về việc phòng chống bệnh khảm lá mì.
Để giảm thiệt hại cho người trồng mì và bảo vệ được vùng giống sạch bệnh cung cấp cho các địa phương có diện tích mì nhiễm bệnh lớn để trồng trong năm tới. Cần có sự phối hợp chặt chẽcủa các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và các chủ trồng mì cùng tích cực kiểm tra phát hiện bệnh sớm.
Đối với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền cho nông dân biết về tình trạng bệnh khảm lá mì cũng như phương pháp phòng trừ qua các phương tiện truyền thông, đôn đốc, giám sát việc tiêu hủy cây mì bị nhiễm bệnh khảm.
Đối với các chủ mì khi phát hiện bệnh thì nhanh chóng phun thuốc trừ bọ phần trắng để ngăn chặn lan truyền bệnh đồng thời nhổ bỏ tiêu hủy gấp cây bị bệnh; không được vận chuyển cây mì bị nhiễm bệnh đi nơi khác cũng như vận chuyển cây mì nhiễm bệnh từ nơi khác đến; không sử dụng cây mì trong ruộng đã nhiễm bệnh khảm lá để trồng; xới xáo, bón phân đầy đủ và cân đối (lưu ý bón tăng kali giai đoạn sau) giúp cây mì phát triển tốt, cho năng suất cao và tăng hàm lượng tinh bột.
Lê Thị Hồng

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​