Sản xuất nông nghiệp trên đất nhiễm mặn

​Đến nay, cách đối phó với nước mặn xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là chuyển đổi đất lúa sang nuôi tôm nước mặn hay nước lợ.
Cơ cấu chuyên canh tôm hay 1 vụ tôm 1 vụ lúa, còn các vùng cận kề thì chủ yếu là dùng biện pháp né tránh mặn bằng cách chuyển dịch thời vụ gieo trồng là chính. Thực tế chúng ta chưa có biện pháp nào căn cơ để xử lý mặn chủ động.
 
Cty CP Phân bón Bình Điền đã chế ra loại phân mặn phèn, được người tiêu dùng đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, chế phẩm này cũng mới là biện pháp trợ giúp ở độ mặn vừa phải, trên dưới 4‰. Khi độ mặn vượt ngưỡng này, mức sử dụng cần cao hơn rất nhiều, như vậy sẽ tăng chí phí đầu tư nên hiệu quả kinh tế cũng bị hạn chế.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi muốn giới thiệu một kết quả nghiên cứu đã được áp dụng rất đáng tham khảo. Đó là phương pháp ứng dụng công nghệ từ tính để điều chỉnh lượng muối trong nước ngầm nhiễm mặn dùng tưới trực tiếp cho cây trồng trên vùng đất khô cằn và bán khô cằn ở Ai Cập, do M.M .Selim (2008) công bố.
Công trình nghiên cứu trên loại đất có độ măn 9,6‰ ở tầng đất mặt 0 - 30cm, trị số pH là 8,6, độ dẫn điện là 15,0 dS/m, đất có kết cấu là đất cát. Nước dùng để tưới là có pH 8, độ dẫn điện là 6,46 dS/m, có hàm lượng Na+ là 37,42 meq/L, Cl- là 31,05 meq/L, S04- là 22,11 meq/L. Độ mặn này được xếp vào loại nước lợ.
Dưới đây là tóm tắt kết quả thí nghiệm thực hiện trên cây họ hòa thảo bao gồm lúa mì, đại mạch, lúa mì Tritical và nhiều cây khác. Chúng tôi xin giới thiệu kết quả của cây lúa mì là chính.
1/Kết quả dùng nước lợ đã qua xử lý từ trường để ủ hạt giống 3 loại cây trồng nói trên cho thấy sau 9 ngày, lô đối chứng nảy mầm được 50% trong điều kiện phòng thí nghiệm, còn lô xử lý hạt giống và tưới nước có từ trường tỷ lệ nảy mầm đạt 100% (tăng 100%) hay gấp 2 lần so với đối chứng.
2/Về hàm lượng các vi lượng do cây hút vào: Có xử lý, cây trồng hút Fe, Zn, Mn vào là 260, 83 và 62 ppm, tăng 60,19 và 9% tương ứng so với công thức đối chứng. Như vậy cây hút Fe nhiều nhất, thứ đến là Zn và ít nhất là Mn.
3/Về các yếu tố cấu thành năng suất: (i) Số bông/m2: Ở công thức xử lý hạt và tưới nước có xử lý từ trường cho 190 bông/m2 (tăng 60%) so với đối chứng; (ii) Độ dài bông: Công thức thí nghiệm bông dài 8cm (tăng 33%); (iii) Số hạt trên bông: Công thức thí nghiệm đạt 39 hạt/bông ( ăng 56%). (iv) Năng suất hạt: Ở công thức thí nghiệm đạt được 1.432kg/ha (tăng 15%); (v) Năng suất sinh vật: Ở công thức thí nghiệm thu được 3.245kg/ha ( tăng 31%) so với đối chứng.
4/Xử lý nước có từ tính làm tăng khả năng quang hợp: Cụ thể hàm lượng chlorophil a,b và tổng số cholorophil a + b cũng như carotenoids và tổng hàm lượng các chất màu trong lá đều tăng cao hơn so với công thức đối chứng: Chlorophil a tăng 17,6%,, chlorophil b là 11,37%, tổng số a + b là 15%, carotenoids là 3,03% , indol là 333,3% và phenol là 33,59%
4/Tổng kết hiệu quả kinh tế: Khả năng xử lý: 1 máy bơm có thiết kế từ tính có thể thực hiện một lúc cho một vuông bằng 40 ha. Giá lúa mì là 469 USD/tấn, năng suất lúa mì tăng bình quân cả 40ha là 410kg/ha (0,41 tấn/ha), giá máy và thiết bị sử dụng cho 40 ha là 4.600USD.
Kết quả số lúa mì tăng lên trên 40ha là: 16,4 tấn. Tiền lời thu được trong 1 vụ đầu là 16,4 x 469 = 7.691 USD; Thời kỳ hoàn vốn là: 4.600 : 7.961 = 0,6 vụ. Lợi nhuận thuần ngay trong vụ đầu cho 40  ha lúa mì là: 7.961 - 4.600 = 3.361USD.
Đây là thiết bị vận hành đơn giản không cần phải được huấn luyện phức tạp, nông dân nào cũng vận hành được, thời gian sử dụng khá lâu. Thiết bị này rất thích hợp cho việc áp dụng với cây ăn trái và các loại hoa màu ở vùng ven biển ĐBSCL, ven biển miền Trung, cát nhiều, nước thiếu, nguồn nước ngầm bị xâm nhập mặn. Bà con ta nên làm thử.
Ở Việt Nam đã có tác giả hoàn toàn thiết kế và chế tạo được loại máy bơm này, giá rẻ. Bà con nào muốn thử nghiệm xin liên hệ với TS Nguyễn Phúc Tuân, số điện thoại: 0989207695.
MAI VĂN QUYỀN
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​