Tăng cường phòng chống bệnh khảm lá mì

​Tháng 6/2017, bệnh khảm lá mì xuất hiện và gây hại tại một số địa phương ở Tây Ninh giáp ranh với Campuchia; đến ngày 21/7/2017, tỉnh Tây Ninh có 1.581 ha mì bị nhiễm bệnh, trong đó có 368 ha bị nhiễm nặng và 41 ha bị nhiễm rất nặng. Trước tình hình lây lan nhanh của bệnh khảm lá, ngày 20/7/2017 UBND tỉnh Tây Ninh đã công bố dịch bệnh khảm lá mì trên địa bàn tỉnh. 
Cho dù đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa phát hiện bệnh khảm lá mì, tuy nhiên, đây là bệnh hết sức nguy hiểm, nên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo một số nội dng như sau:
1. Nguyên nhân và cách lây lan của bệnh
Bệnh khảm lá mì do virus có tên khoa học là Sir Lanka Cassava mosaic virus (SLCMV) gây ra. Bệnh có thể lan truyền qua hom giống và qua môi giới truyền bệnh - bọ phấn trắng (Bemisia tabaci).
- Qua hom giống: Virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ nên khi lấy thân mì làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ mì còn sót lại trên ruộng mà nhiễm virus thì khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng.
- Qua môi giới truyền bệnh: Bọ phấn trắng chích hút trên cây mì nhiễm bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chích hút trên cây khỏe sẽ truyền virus SLCMV sang làm cây bị bệnh.
 
Tăng cường phòng chống bệnh khảm lá mì_Hình 1.jpg
Bọ phấn trắng môi giới truyền bệnh khảm lá mì cư trú mặt dưới lá
2. Triệu chứng và tác hại
Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá mì là khảm vàng loang lổ trên lá. Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, từ 2 tháng tuổi trở đi.
Tác hại: cây con nhiễm bệnh hoặc cây mọc từ hom mì nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch; cây mì lớn mới nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng củ giảm nghiêm trọng.
            
Tăng cường phòng chống bệnh khảm lá mì_Hình 2.jpg
Ở mức độ hại nhẹ, lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, lấy lá soi dưới ánh sáng mặt trời sẽ thấy vết bệnh mất màu (màu trắng)

Tăng cường phòng chống bệnh khảm lá mì_Hình 3.jpg 
 
Ở mức độ hại nặng làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm
3. Tăng cường công tác điều tra, phát hiện và phòng chống
Thực hiện chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có văn bản số 503/TTBVTV-KD ngày 04/8/2017 về việc điều tra phát hiện và tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá mì. Theo đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND cấp xã phối hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai những nội dung công việc như sau:
- Khuyến cáo nông dân không sử dụng hom giống mì có nguồn gốc ở Tây Ninh trong thời gian công bố dịch.
- Quan tâm công tác điều tra, phát hiện sớm những khu vực trồng mì nhiễm bệnh khảm lá.
- Đồng thời, chính quyền địa phương chỉ đạo Đài phát thanh tuyên truyền mức độ nguy hiểm của bệnh khảm lá mì, mô tả triệu chứng bệnh và đề nghị nông dân cung cấp thông tin kịp thời đến chính quyền địa phương, trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - nếu phát hiện - để chủ động ngăn chặn lây lan.
- Khi phát hiện bệnh, chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy theo Quy trình phòng trừ bệnh khảm lá mì do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
Nguyễn Tràng Thịnh

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​