Anh Nông dân thành công với mô hình ghép chuyển đổi trên cây Xoài

​Anh Nguyễn Văn Phúc - ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai áp dụng rất thành công mô hình ghép chuyển đổi trên cây xoài. Đặc biệt liên tục trong 6 năm từ 2010-2016, năng suất thu hoạch của vườn xoài ghép do anh thực hiện luôn đạt hiệu quả cao và tăng dần qua từng năm.
Anh Phúc tiến hành ghép xoài từ năm 2010 với giống xoài bưởi và xoài cát Hòa Lộc. Lúc bấy giò, giá cả xoài không ổn định. Anh quyết định chuyển đổi bằng cách ghép trên xoài Đài Loan với diện tích 0,8ha. Sau nhiều lần ghép thất bại rồi lại tiếp tục học hỏi, tự ghép rồi rút kinh nghiệm, anh Phúc dần dần tìm ra được nguyên tắc và kỹ năng ghép giúp nâng cao tỉ lệ chồi sống.
Xoài bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu tiên vào năm 2012 với năng suất 12 tấn/0,8ha khi anh xử lý cho ra trái vụ. Vụ thu hoạch trái vụ thứ 2 vào năm 2013, năng suất tăng lên 18 tấn/0,8ha. Sang năm 2014, năng suất đạt 20 tấn/0,8ha. Đến vụ thu hoạch trái vụ thứ 4,5 vào năm 2015-2016, năng suất đều đạt trên 20 tấn/0,8ha. Anh cho biết, đây là kết quả tính trong thời điểm xử lý ra hoa trái vụ, nếu tính năng suất cho cả năm thì trên 25 tấn/0,8ha. Hạch toán về kinh tế năm 2016, với giá bán trung bình tại thời điểm trái vụ (giữa tháng 12 dương lịch) là 20.000đ/kg anh thu được 400 triệu/20 tấn. Thời điểm chính vụ (giữa tháng 4 dương lịch) giá cả giảm còn 15.000đ/kg, anh thu được thêm 75 triệu/5tấn. Như vậy, năm 2016, anh tổng thu là 475 triệu, sau khi trừ hết chi phí anh còn lãi ròng 375 triệu.
Anh Nông dân thành công với mô hình ghép chuyển đổi trên cây Xoài_Hình 1.JPG
Anh Phúc đang thao tác ghép xoài

Chia sẻ về cách xử lý cho ra hoa trái vụ, anh Phúc cho biết thêm: anh xử lý bằng cách tưới thuốc Paclobutrazol  trong vòng 1 tháng, sau đó anh tiến hành cắt xung quanh thân cây 1 vòng và phun thuốc tạo mầm hoa. Sau 1-1,5 tháng, cây bắt đầu cho ra hoa, đậu trái. Áp dụng phương pháp nói trên, tính từ thời điểm anh bắt đầu xử lý năm 2010 đến nay, vườn xoài ghép vẫn duy trì năng suất ổn định.
Được biết, anh ghép xoài bằng 2 cách: ghép bo và ghép chồi. Anh nói ghép xoài không khó, tuy nhiên cần phải lưu ý một số vấn đề sau mà anh rút ra được từ kinh nghiệm của mình là: thứ nhất về bo ghép, chồi ghép phải còn tươi, không quá non hoặc quá già, đặc biệt là khi cây đang xử lý cho ra trái thì không sử dụng mắt ghép hay chồi ghép để ghép. Thứ hai là thân ghép và mắt ghép phải tương thích với nhau, mắt ghép khi tách ra không bị xước. Một điều cần phải lưu ý nữa là dao cắt phải bén để tạo ra vết cắt dứt khoát đồng thời người ghép phải lưu ý các vấn đề  sau khi ghép như không để côn trùng cắn phá, nấm bệnh và tuyệt đối không để nước mưa thấm vào vết ghép…
Anh Phúc cho biết, từ những kết quả đạt được, anh sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệ giúp bà con nông dân tự ghép tự chuyển đổi với cây xoài hiệu quả kinh tế ít sang những giống xoài có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng như hiện nay.
Minh Hải (Trạm KN Xuân Lộc)
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​