​Penac là gì?

Thành phần của Penac gồm: Si02 chiếm 99,20%, có thể nói đây là thành phần chủ lực của sản phẩm. Ngoài ra còn có Al203 0,42%, Fe203 0,021%, Ti02, 0,03%, K20 0,11%, Na203 0,01%, Ca0 0,02% và Mg0 0,02%...
Trong phân NPK Đầu Trâu của Cty CP Phân bón Bình Điền như loại dùng cho lúa ở các tỉnh miền Bắc L1 và L2 ngô 1, ngô 2 hay các loại phân Đầu Trâu TE-01, TE-02, Đầu Trâu TEA1,TEA2, Đầu Trâu 215 hay 215+TE… có chứa thêm chế phẩm Penac-P. Nhiều khách hàng hỏi chất Penac-P là gì? Có tác dụng như thế nào và mua ở đâu…?
Chế phẩm Penac xuất xứ từ Cty Plocher Entergie systeme của CHLB Đức chế ra, nhưng Cty Penac Trading AG Thụy Sĩ đem đến Việt Nam đầu năm 1994 để quảng bá và thử nghiệm. Đến ngày 6/3/1998 các chế phẩm Penac được Bộ NN-PTNT cho phép áp dụng trong sản xuất nông nghiệp theo quyết định số 860QĐ/BNN-KHCN.
Thành phần của Penac gồm: Si02 chiếm 99,20%, có thể nói đây là thành phần chủ lực của sản phẩm. Ngoài ra còn có Al203 0,42%, Fe203 0,021%, Ti02, 0,03%, K20 0,11%, Na203 0,01%, Ca0 0,02% và Mg0 0,02%. Những thành phần này tuy có hàm lượng thấp, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng. Phương pháp chế biến các loại Penac bằng một loại thiết bị đặc biệt có từ trường mạnh làm cho Penac có cả chức năng truyền năng lượng và cung cấp dưỡng chất cho cây.
Nhờ vậy mà chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ để bón phối hợp với phân hay hòa loãng phun trực tiếp lên cây đều có thể giúp giảm bớt một lượng phân khoáng đáng kể mà năng suất thu được tương đương hay cao hơn trường hợp không có Penac, do đó lợi nhuận mang lại cũng cao hơn đối chứng.
Có mấy loại Penac và chức năng của nó như thế nào? Các sản phẩm hiện có ở thị trường Việt Nam gồm có Penac-P để dùng cho thực vật (lấy ký tự “P” của từ Pflanzen, tiếng Hy Lạp là thực vật). Ngoài ra còn có Penac-T dùng cho gia súc như chế phẩm Premix; Penac-K dùng để chế biến phân hữu cơ, Penac-G dùng để xử lý môi trường.
Các chế phẩm này được nghiên cứu và thử nghiệm chính quy cũng như trình diễn tại VN và đã thu nhận được kết quả khá tốt. Trong bài này chúng tôi chỉ giới thiệu tác dụng nông học và hiệu quả kinh tế của Penac-P.
Chế phẩm Penac-P đã được Cty Penac Trading AG Thụy Sỹ nhập vào VN từ 1994, được khảo nghiệm trên lúa và rau màu ở khu vực Hà Nội. Từ năm 1999-2000, Cty Thái sơn đã phân phối cho nhiều đơn vị để sử dụng trên các lĩnh vực trồng trọt, xử lý rác thải làm phân bón và xử lý môi trường, đồng thời mở rộng khảo nghiệm cho cây trồng trên nhiều vùng trong cả nước.
a/ Vụ HT 1999, tại khu thí nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL bón bổ sung 2kg Penac-P trên nền phân khoáng đã làm tăng năng suất lúa so với đối chứng 24%. Tại huyện Ô Môn, năng suất lúa tăng 19,4%. Tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) năng suất lúa tăng 25%. Tại huyện Mỹ xuyên (Sóc Trăng) năng suất lúa tăng 21%. Tại huyện Tịnh Biên (An Giang) năng suất lúa tăng 9,7%.
b/ Vụ ĐX 1999 - 2000, tại Ninh Bình, bón bổ sung 2 kg/ha, năng suất lúa tăng 12,5%.
c/ Vụ mùa 2000, tại Thái Bình, năng suất lúa tăng 8% trên giống Q5, và 9% trên giống TN16.
d/ Vụ ĐX 2013 - 2014, Bộ môn Khoa học đất, ĐH Cần Thơ tiến hành thí nghiệm chính quy trên các vùng sinh thái khác nhau bao gồm huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Giồng Riềng (Kiên Giang), Măng Thít (Vĩnh Long), Chợ mới (An Giang), Thạnh Phú (Bến Tre) và Mộc Hóa (Long An). Thí nghiệm thực hiện trên nền phân khoáng 100-30-30 làm đối chứng, các công thức 2,3,4 giảm 25,15 và 50% nền phân khoáng nhưng bổ sung 2kg Penac-P/ha.
Kết quả chung cho các vùng sinh thái khác nhau cho thấy dù giảm lượng phân khoáng như nói ở trên, nhưng tại cả 5 vùng sinh thái khác nhau thì năng suất lúa thu được vẫn tương đương với công thức đối chứng bón đầy đủ phân khoáng.
Khi tính hiệu quả kinh tế trên từng vùng cũng như bình quân cả 5 vùng thì thấy các công thức dù giảm từ 15 - 50% lượng phân khoáng nhưng có bổ sung 2kg Penac-P/ha thì đều có xu hướng đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với bón đầy đủ phân khoáng. Trong đó công thức giảm 50% phân khoáng cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả.
e/Vụ ĐX 2013-2014 thực hiện tại Châu Thành (An Giang), Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Lai Vung, Sa Đéc, Tháp Mười (Đồng Tháp), Tam Bình (Vĩnh Long), Càng Long (Trà Vinh), phường 2 (Sóc Trăng). Tất cả các điểm trình diễn đều bổ sung vào phân khoáng 3 kg Penac-P/tấn phân khoáng bón cho lúa so với nền phân khoáng làm đối chứng.
Tổng kết cả 10 điểm trình diễn cho thấy năng suất lúa bình quân của mô hình cao hơn đối chứng 587kg thóc/ha và lợi nhuận mang lại cũng cao hơn đối chứng là 2,866 triệu đồng/ha.
GS MAI VĂN QUYỀN
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​