Hiệu quả từ mô hình nuôi con Dúi

​Hộ nông dân Nguyễn Văn Khéo ở Tổ II, khu Phước Thuận, thị trấn Long Thành là người có tính đam mê nuôi động vật hoang dã. Bắt đầu từ năm 2011, ông nuôi rất nhiều loại như: chim trỉ đỏ, gà rừng, kỳ đà, rắn ráo trâu, dúi…. Thời gian sau một năm ông thấy nuôi dúi thích hợp với điều kiện ở địa phương nên ông chuyển sang chuyên nuôi dúi. Với vốn đầu tư chuồng trại ban đầu là 40.000.000đ (diện tích 100 m2), con giống 48con x 650.000đ/con = 31.200.000đ. Hiện tại, chuồng nuôi của ông có 400 con,  thu nhập từ việc bán dúi giống và dúi thịt của gia đình ông là trên 200 triệu đồng/năm, trung bình mỗi tháng thu nhập từ 16-17 triệu đồng.
Về kỹ thuật nuôi: Nên phân ra các loại dúi để dễ chăm sóc và thuận tiện trong việc sinh sản của dúi. Dúi nuôi sinh sản nhốt riêng, khi thấy con cái có dấu hiệu động dục (bộ phận sinh dục có màu hồng và hơi ướt) ghép đôi với dúi đực từ 7 đến 10 ngày ở ô chuồng riêng, sau đó tách riêng ra theo dõi. Dúi mang thai nên nuôi nhốt vào các khuông chuồng nhỏ có kích thước rộng 30cm, cao 30cm, dài 50-60cm và nhốt riêng từng con. Những con dúi sinh lần đầu nên che kín lại, hạn chế có tác động về âm thanh và ánh sáng. Thức ăn nên để trước cửa chuồng để nó tự lấy, không dọn chuồng từ 5 đến 7 ngày. Dúi sau khi đẻ 45 ngày thì tách mẹ và đưa ra chuồng nuôi khác, ở những chuồng nuôi này chuồng nuôi cao không quá 80 cm, rộng 60-70 cm, dài 1-1,5m. Dúi tách mẹ có thể nhốt chung từ 5 đến 7 con/chuồng, tùy chuồng rộng hay hẹp. Dúi mẹ sau khi tách con thì từ 3-5 ngày có thể tách cặp để phối giống lại. Thức ăn chính của dúi chủ yếu là tre, mía và thức ăn phụ kèm theo là bắp hạt, khoai lang, mì, có thể cho ăn xương bò và xương heo. Đối với dúi mang thai nên thêm Vitamin E trộn vào bắp để có tác dụng an thai. Vì là động vật gặm nhấm nên bỏ thức ăn vào đến khi hết lại tiếp tục bỏ vào, mặt khác dúi là loại động vật không cần uống nước. Theo ông Khéo nuôi dúi không tốn nhiều thời gian, công chăm sóc, chi phí ít có hiệu quả kinh tế cao. Nuôi dúi không gây ô nhiễm môi trường nên có thể nuôi nhốt gần khu dân cư mà không sợ ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Nhưng đây là động vật hoang dã nên nuôi dúi phải đăng ký và có sự quản lí của Hạt Kiểm lâm, định kỳ 3 tháng/lần phải báo cáo theo quy định về biến động của đàn vật nuôi như: nhập, xuất, tăng, giảm đàn. 
Hiệu quả từ mô hình nuôi con Dúi_Hình 1.jpg
Mô hình nuôi con dúi của ông Nguyễn Văn Khéo
 
 Võ Thị Mai
 
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​