Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên một số cây trồng (tuần lễ từ 28/9 đến 4/10/2016)

I. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT (SVH) GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Trên cây lúa: SVH trong tuần có sự biến động nhẹ: đạo ôn lá DTN 459 ha, tăng 101 ha; ốc bươu vàng DTN 702 ha, tăng 205 ha, so với tuần trước do lúa vụ Mùa đang giai đoạn xuống giống - mạ, mức độ nhiễm nhẹ - trung bình.
2.  Cây trồng khác
- Cây bắp: SVH tuần này có sự biến động nhẹ so với tuần trước xuất hiện sâu đục thân DTN 22 ha, tăng 20 ha so với tuần trước do bắp vụ Mùa đang xuống giống giai đoạn cây con, mức độ nhẹ - trung bình;
- Cây rau: SVH  không có sự biến động so với tuần trước;
- Cây ăn quả: SVH tuần này biến động nhẹ; cụ thể thán thư bông xoài DTN 420 ha tăng 171 ha, do xoài đang ra bông; rầy phấn (sầu riêng) DTN 55 ha, tăng 5 ha, do sầu riêng đang ra lộc non, mức độ nhiễm nhẹ- trung bình;
- Cây công nghiệp: Tuần này xuất hiện rệp vảy (cà phê) DTN 144  ha; Bệnh chết nhanh (tiêu) DTN 129 ha, tăng 7 ha, do thời tiết trong tuần mưa nhiều, trong đó DTN nặng 3 ha;
II. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
    Trong thời gian tới, các đối tượng SVH có khả năng gia tăng về mật độ, tỷ lệ và diện tích. Cần chú ý:
- Cây lúa: Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn lá, bệnh đốm vằn.
- Cây bắp: Sâu cắn lá; sâu đục thân; bệnh đốm lá.
- Cây ăn quả: Bệnh thối gốc rễ, chảy mủ; sâu vẽ bùa (cây có múi); sâu ăn bông, thán thư bông (xoài), rầy phấn (sầu riêng, chôm chôm).
- Cây công nghiệp: Chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, rỉ sắt (tiêu); thán thư (tiêu, điều).
III. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn địa phương thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết:
- Cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng dùng biện pháp thủ công để bắt; bệnh đạo ôn lá không để ruộng bị khô nước, khi xuất hiện bệnh không phun phân bón lá hoặc chất kích thích, ngưng bón đạm tăng cường bón kali.
- Cây bắp: Sâu đục thân có thể dùng biện pháp thủ công khi mật độ nhẹ, phun thuốc có hoạt chất Diazinon khi mật số sâu cao.
- Cây ăn quả: Bệnh thán thư bông (xoài) tiêu hủy cành lá để tránh nhiễm bệnh, tỉa cành tạo tán kịp thời, bón phân theo từng giai đoạn của cây.
- Cây công nghiệp: Tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm (tiêu) dọn sạch vườn , cắt bỏ cành lươn cách mặt đất 20-30cm, không nên để vườn ngập nước; rệp vảy (cà phê) tiêu hủy những cành suy yếu nặng, bón phân theo nhu cầu của cây, bón cân đối N-P-K, xử lý thuốc khi cần thiết.
Khi nông dân thắc mắc, cần tư vấn về sâu bệnh hại cây trồng có thể liên hệ với các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại địa phương hoặc phòng kỹ thuật (ĐT 0613.894.640) để được giải đáp và tư vấn.
 

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​