Mô hình chăn nuôi dê theo kiểu nuôi nhốt cố định tại chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

​Tổng đàn dê trên địa bàn thị xã Long Khánh hiện nay 11.467 con, tăng nhanh so với những năm gần đây chủ yếu tập trung ở các xã. Điển hình trong đó xã Bảo Quang có khoảng 358 hộ chăn nuôi dê tổng đàn là 6.674 con dê.
Nếu như trước đây dê được nuôi theo kiểu chăn dắt hoặc cột buộc ở khu vực quanh nhà, đồi gò hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả thì nay nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng phương thức nuôi nhốt cố định tại chuồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 0708092016_Chinh.jpgPhương thức nuôi nhốt cố định tại chuồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Theo Hội nông dân xã Bảo Quang , thị xã Long Khánh nơi đã triển khai thử nghiệm mô hình này vào năm 2008, thì lúc đầu cả xã chỉ có 3 hộ nuôi dê, với 9 con giống. Sau đó thấy chăn nuôi có kết quả, bà con trong xã đã làm theo. Tính đến nay, toàn xã đã có gần 200 hộ nuôi hơn 5.680 con dê theo mô hình này. Nhiều hộ trước đây thuộc diện xóa đói giảm nghèo của xã nay đã trở nên khấm khá nhờ áp dụng phương thức chăn nuôi mới.
Điển hình là gia đình ông Trần Văn Bình, tổ 5,ấp Thọ An, Bảo Quang  cho biết: “Năm 2008, sau khi được tham quan mô hình nuôi dê, tôi quyết định phá bỏ gần 1 sào cà phê già cỗi để làm chuồng và mua 7 con dê giống về nuôi. Đến nay, đã có 25 con dê mẹ và đàn dê thịt hơn 70 con. Bình quân mỗi năm tôi xuất bán 100 con dê giống, giá bán 100.000 – 130.000 đồng/kg, thu khoảng 200 triệu đồng/năm”.
Theo ông Bình để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả kinh tế, ngoài kinh nghiệm thì việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì là loại động vật không ưa độ ẩm cao, nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Khi làm chuồng, tùy theo đặc điểm từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê.
Trước chuồng nuôi cần có khoảng sân rộng để theo dõi, quản lý đàn dê, cũng như khi bắt dê để kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh. Nhưng quan trọng hơn cả là tránh cho dê giao phối cận huyết để bảo đảm năng suất, chất lượng con giống.
Theo chân cán bộ xã chúng tôi được biết gia đình ông  Nguyễn Tấn Tháp tổ 3, ấp Lác chiếu, xã Bảo Quang hộ thuộc diện cận nghèo của xã Bảo Quang sau khi gia đình ông được ngân hàng chính sách xét cho vay 10 triệu đồng, ông quay sang làm chuồng và mua hai cặp dê giống về nuôi với giá 8 triệu dồng. Do gia đình không có điều kiện chăn thả và với kinh nghiệm tham khảo và học hỏi kiến thức nuôi dê nhốt chuồng tại xã tổ chức, ông đã áp dụng chăn nuôi theo phương thức nhốt chuồng. Do biết cách chăm sóc nên đàn dê của anh không ngừng sinh sản và phát triển. Gia đình ông bắt đầu từ 2 con dê giống năm 2014 đến nay đàn dê của ông đã được gần 30 con . Hàng năm chỉ riêng tiền bán dê giống, ông đã có vài chục triệu đồng, ngoài ra nuôi dê thịt sau khi nuôi 6 đến 7 tháng đạt trọng lượng khoảng 35 đến 40kg /con với giá thị trường hiện nay khoảng 110.000 đồng/kg sau khi trừ các khoảng chi phí ông lời khoảng 2 triệu / con . Bởi theo ông dê là con vật dễ nuôi mỗi năm sinh khoảng trên 2 lứa mỗi lứa khoảng 1 đến 3 con, chuồng trại đơn giản dễ làm có thể sử dụng các lại cây như tre, vông hoặc tràm trong vườn để làm, còn thức ăn của dê cũng dễ kiếm chủ yếu là các lại lá cây có sẵn trong vườn như cỏ voi, lá mít, lá vong…Để ổn định nguồn thức ăn cho dê gia đình ông còn chủ động trồng thêm cỏ tạo nên nguồn thức ăn đa dạng cho dê nhất là vào mùa khô. Ông cho biết chỉ cần chịu khó, học hỏi, tham khảo sách vở cộng thêm một chút kinh nghiệm và tận dụng công lao động nhàn rỗi của gia đình bà con có thể nuôi tốt đàn dê của mình.
Mặc dù  nuôi dê theo kiểu chuồng nhốt đạt hiệu quả kinh tế rất cao, phù hợp với bà con nông thôn, nhưng mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Phần đông bà con vẫn còn suy nghĩ nuôi dê để tận dụng công lao động vốn nhàn rỗi chăn thả, ít ai nghĩ nuôi dê để tạo nguồn thu nhập và làm giàu…Đây cũng chính là lý do khiến việc nuôi dê nhốt chuồng hiện nay vẫn chưa phát triển đúng mức.
Trần Thị Lam
 

Các tin khác

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​