Tiềm năng từ cây cam Sành ở vùng nông thôn mới xã Hiếu Liêm

Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các loại cây trồng có tiềm năng và giá trị kinh tế cao là một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào XDNTM huyện Vĩnh Cửu. Qua đó để thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân. Vài năm gần đây các loại cây trồng có múi như cam, quít đã bắt đầu được một số nông hộ ở xã Hiếu Liêm đưa vào canh tác. Đặc biệt là cây cam sành với tiềm năng kinh tế khá cao.
Thử sức với nghề trồng cây cam sành
Nông hộ anh Nguyễn Ngọc Thành, ngụ ấp 2, xã Hiếu Liêm, hiện là một trong những nông hộ có diện tích trồng cam sành lớn nhất trên địa bàn xã với quy mô của vườn cam trồng xen quýt và bưởi được đầu tư nghiêm túc, kỹ lưỡng từ khâu chọn đất, xuống giống, chăm sóc để vườn lúc nào cũng xanh tốt. Theo chia sẽ của ông Thành, để quyết định đầu tư trồng cam sành cũng từ những thành công của nhiều hộ trồng cam ở địa phương, cũng là cơ duyên để thử sức với cây trồng khó tính này. Chính thức trồng cam sành từ năm 2013, với diện tích ban đầu là 6ha, anh Thành đã chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, trong và ngoài địa phương để tìm ra phương pháp giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Qua 3 năm anh đã có được những bài học quý về quy trình chọn giống, xử lý giống, cải tạo đất, cách bón phân cho cam bằng phân hữu cơ, phân vi sinh để cây đạt sản lượng cao. Qua đó, dể phòng ngừa dịch bệnh, anh Thành chủ yếu dùng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm này dùng phù hợp, đúng chỉ dẫn, đúng liều lượng sẽ giúp phòng tránh được một số bệnh gây thúi rễ, vàng lá, còi cọc, kém phát triển trên cây cam.
0328082016_chinh.jpg
Ảnh: Vườn cam sành của anh Nguyễn Ngọc Thành, xã Hiếu Liêm
Phương pháp ủ bạt kích hoa
Một trong những phương pháp mà anh Thành sử dụng để canh tác cam đạt năng suất, chất lượng là phương pháp ủ bạt kích hoa. Theo anh Thành thì đây là một trong những phương pháp kích hoa theo ý muốn, hay kích hoa trái vụ mà anh áp dụng 3 năm qua rất thành công. Nếu người trồng cam chọn đúng thời điểm để phủ bạc thì sẽ cho lượng hoa lớn, đậu trái cao, năng suất tốt.  Ngoài việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật xử lý đất, giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, nguồn nước tưới, là khâu chăm sóc đặc biệt cần thiết cho cây cam được anh Thành chú trọng sử dụng nguồn nước giếng để cung cấp nước liên tục cho cây, đảm bảo cam hấp thu đủ nước, dinh dưỡng trong điều kiện khan hiếm nước. Với sự mạnh dạn, tự tin, ý chí quyết tâm và nhạy bén, chịu khó học hỏi, áp dụng đúng phương pháp canh tác, sau 3 năm trồng cam anh Thành đã thu hoạch đợt đầu tiên của 3ha đạt 180 tấn cam. Với giá trung bình 20 ngàn đồng 1kg cam sành, trừ các chi phí anh lãi khoảng 1 tỷ đồng/ha. Ở những thời điểm giá trên 30 ngàn đồng/kg, anh Thành lãi từ 1,6 tỷ đồng đến 1,7 tỷ đồng/ha. Theo ông Lê Văn Hởi, Chủ tịch UBND xã Hiếu Liêm thì hiện nay nghề trồng cam sành đang mang lại giá trị kinh tế rất cao cho bà con nông dân vùng trồng cam trên địa bàn xã. Để hình thành được nhiều mô hình trồng cam này thì cũng xuất phát từ đặc tính thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất Hiếu Liêm, phù hợp phát triển cam sành. Đặc biệt là các hộ trồng cam hiệu quả đều xuất phát từ các nhà vườn trồng cam lâu năm ở miền tây về Hiếu Liêm lập nghiệp, từ kinh nghiệm sẳn có cộng thêm việc áp dụng các biện pháp KHKT mà sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây cam sành trên địa bàn xã ngày càng cao. Hiện sản phẩm cam sành của anh Thành vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ của thương lái. Anh cũng đã có kế hoạch nhân rộng diện tích, mạnh dạn trồng mới thêm 3ha, nâng tổng diện tích tr ồng cam sành của anh Thành lên hơn 9ha, là hộ có diện tích cam sành mạnh nhất xã Hiếu Liêm hiện nay.
Hiệu quả kinh tế -  niềm vui của nhà nông
Với vườn cam trên 3ha hộ ông Trần Văn Đại, là một trong những hộ đầu tiên trên địa bàn canh tác cây cam sành ở  Hiếu Liêm  thì từ năm 2009 đến nay, giá trị kinh tế từ cây cam sành đã mang đến cho gia đình ông Đại nguồn thu nhập khá, vươn lên làm làm giàu. Ông Đại canh tác chủ yếu giống cam sành Bến Tre, cũng là quê ông Đại sinh ra, lớn lên và gắn bó với nghề gia truyền trồng cam sành từ gia đình nên khi đến Hiếu Liêm lập nghiệp, ông Đại có rất nhiều kinh nghiệm để cây cam phát triển tốt. Vườn cam của gia đình ông được chăm sóc theo đúng quy trình từ khâu xuống giống, theo dõi theo từng chu kỳ sinh trưởng, phát triển, ra hoa đậu trái. Phòng ngừa sâu bệnh và bón các loại phân hữu cơ. Hạn chế tối đa phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng. Bên cạnh các kỹ thuật mới. Hộ ông Đại cũng là hộ trồng cam nghịch mùa rất hiệu quả. Cam mùa nghịch ở đây thường cho trái vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Đây cũng là khoảng thời gian cam có giá cao nhất. Người trồng cam mùa nghịch có thể tăng thu nhập gấp đôi so với những vụ thuận mùa. Với vườn cam của hộ ông Đại, vụ nghịch mùa có thể cho trái đạt 60 tấn/ha với giá dao động trung bình từ 30 ngàn đồng đến 40 ngàn đồng/kg. Trừ tất cả chi phí vụ mùa này mang đến nguồn lãi gần 1 tỷ đồng/ha. Để canh tác đạt năng suất cam nghịch mùa. Sử dụng kinh nghiệm lâu năm, áp dụng KHKT mới vào canh tác. Với diện tích trên 3ha, trừ các chi phí đầu tư, mỗi năm hộ ông Đại thu nhập trung bình từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.
Là cây trồng hiệu quả kinh tế cao. Những năm qua, hộ ông Đại và nhiều nông hộ trồng cam luôn được chính quyền địa phương xã Hiếu Liêm quan tâm, hỗ trợ vốn, tư vấn kỹ thuật qua các buổi hội thảo nâng cao năng lực canh tác, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Để cây cam và các loại cây có múi phát triển tốt, đặc biệt trong những khu vực khan hiếm nước. Địa phương đã tư vấn và tạo điều kiện cho các nông hộ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tưới ped phun. Với hệ thống này, bà con có thể giảm đáng kể lượng nước tưới, tăng lượng hấp thu nước và chất dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt là giảm trên 50% chi phí điện và nhân công so với việc tưới tay thông thường. Với giá trị kinh tế cao, để cây có múi phát triển ổn định và nhân rộng hiệu quả mô hình. Chính quyền địa phương x ã  Hiếu Liêm cũng đã vận động bà con trồng cam theo hình thức tổ hợp tác, canh tác đồng bộ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình, liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Lê Văn Hởi, Chủ tịch UBND xã Hiếu Liêm thì niên vụ 2015-2016, năng suất cam thu hoạch trên địa bàn xã đạt cao hơn những năm trước, bà con vùng trồng cam rất phấn khởi và đang nhân rộng mô hình. Tính trung bình mỗi hecta cam sành, trừ các chi phí sản xuất bà con lãi trên dưới 700 triệu đồng/vụ.
Từ vài hecta và vài hộ trồng ban đầu, đến nay diện tích cây có múi ở xã Hiếu Liêm đã tăng lên tr ên 170ha. Trong đó trên 100ha đã đi vào thu hoạch và mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người trồng cam. Hiếu Liêm là xã đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí đạt chuẩn xã NTM của huyện Vĩnh Cửu năm 2015. Theo chính quyền địa phương, thu nhập kinh tế từ cây cam sành hiện có thể gấp 10 lần một số cây trồng kh ác. Địa phương cũng đã định hướng nhân rộng diện tích lên 23ha trong năm 2016-2017, đặt biệt khi trạm bơm phục vụ t ưới tiêu vùng khan hiếm nước trên địa bàn được hoàn thành đi vào hoạt đ ộng, chính quyền địa phương xã Hiếu Liêm sẽ vận động bà con chuyển đổi trồng cây có múi, cây cam sành phủ kín diện tích canh tác trên địa bàn.                                                                                                        
Đào Dung
 

Liên kết website

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Phụ trách Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai 
Địa chỉ: 518, Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3822970 - Fax: 0251. 3827393 Email: vbsnnptnt@dongnai.gov.vn
Bộ phận một cửa giải quyết TTHC: 0251. 8823248
Bản quyền thuộc về Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn " Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​