Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Home

:

Tin tức - bài viết: Huyện Long Thành – Phát triển sản xuất tiềm năng

Title

Huyện Long Thành – Phát triển sản xuất tiềm năng

Loại tin

CT. Nông thôn mới - OCOP

Loại tin:ID

80

Đoạn tin ngắn

   Ngoài phát triển các khu công nghiệp mang lại thu nhập ổn định cho người dân và góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn diện cho địa bàn. Huyện Long Thành còn được biết đến với những vườn cây trái xanh tốt, đậm đà hương vị như sầu riêng, chôm chôm, dâu, măng cụt… Tuy diện tích đất canh tác cây ăn trái ở huyện không nhiều, nhưng qua tiềm năng về năng suất và giá cả ổn định. Thu nhập từ các loại cây trồng này đã cải thiện đáng kể đời sống người nông dân, giúp nhiều nông hộ vươn lên khá giàu. Để phát triển bền vững trong định hướng XDNTM. Từ năm 2013 đến nay, phòng kinh tế huyện đã triển khai một số ứng dụng KHKT vào sản xuất, chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng. Trong đó, kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây sầu riêng đang mang lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Nội dung

   Ngoài phát triển các khu công nghiệp mang lại thu nhập ổn định cho người dân và góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn diện cho địa bàn. Huyện Long Thành còn được biết đến với những vườn cây trái xanh tốt, đậm đà hương vị như sầu riêng, chôm chôm, dâu, măng cụt… Tuy diện tích đất canh tác cây ăn trái ở huyện không nhiều, nhưng qua tiềm năng về năng suất và giá cả ổn định. Thu nhập từ các loại cây trồng này đã cải thiện đáng kể đời sống người nông dân, giúp nhiều nông hộ vươn lên khá giàu. Để phát triển bền vững trong định hướng XDNTM. Từ năm 2013 đến nay, phòng kinh tế huyện đã triển khai một số ứng dụng KHKT vào sản xuất, chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng. Trong đó, kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây sầu riêng đang mang lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

   Long Thành – Hiệu quả bước đầu từ mô hình sầu riêng VietGAP
   Là một trong những loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, hiện diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Long Thành trên 280 ha tập trung nhiều ở 02 xã Bình Sơn và Bình An. Để nâng chất lượng, hiệu quả và tiềm năng của cây trồng này, từ năm 2012 phòng kinh tế huyện đã bắt đầu thí điểm mô hình sản xuất sầu riêng VietGAP. Đến năm 2013 thì mô hình này chính thức được triển khai trên 15ha ở xã Bình Sơn và Bình An với kinh phí trên 1,1 tỷ đồng. Qua nguồn kinh phí này, huyện đã xây dựng 18 kho chứa phân-thuốc BVTV; 09 khu xử lý thuốc BVTV, tập huấn các chuyên đề chuyển giao kỹ thuật và tổ chức cho người nông dân tham quan học tập kinh nghiệm từ các vườn sầu riêng VietGAP trong và ngoài địa bàn. Áp dụng kỹ thuật VietGAP, các nông hộ trong mô hình được huyện tập huấn, chuyển giao các ứng dụng KHKT mới trên cây sầu riêng. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, theo tiêu chuẩn VN. Ông Lâm Văn Minh, Trưởng phòng kinh tế huyện Long Thành cho biết:” Sầu riêng hiện đang là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả khá cao cho nhiều nông hộ chuyên canh cây trồng này, từ đó huyện có kế hoạch nâng cao chất lượng canh tác và chất lượng sản phẩm bằng các kỹ thuật sản xuất mới, hiện kỹ thuật VietGAP đang được bà con áp dụng rất hiệu quả” .Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, mô hình VietGAP đang được rất nhiều nông hộ trên địa bàn quan tâm và áp dụng trên cây sầu riêng của gia đình. Trong đó, điều bà con phấn khởi tham gia VietGAP là được hỗ trợ các phần kinh phí sản xuất, hệ thống tưới tiết kiệm, kỹ thuật bón phân qua đường ống giúp giảm trên 50% chi phí đầu tư, phòng trừ sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng.
     Một trong những hộ đang áp dụng kỹ thuật VietGAP hiệu quả trên địa bàn là hộ ông Trần Anh Trung, ngụ ấp Bàu Tre, xã Bình An. Qua hơn 1 năm áp dụng VietGAP qua kỹ thuật tưới tiết kiệm, đặc biệt là bón phân hữu cơ qua đường ống đã mang lại cho vườn sầu riêng của gia đình ông kết quả rất đáng quan tâm. Ông Trần Anh Trung cho biết: “Canh tác theo VietGAP là canh tác trái cây theo tiêu chuẩn sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, đặc biệt là việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống giúp giảm trên 50% chi phí, cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng, tăng năng suất 30%”.
     Cùng với hộ ông Trung, hộ ông Trần Anh Tùng, Chi hội trưởng Hội nông dân ấp 7, xã Bình Sơn cũng rất thành công với việc ứng dụng kỹ thuật VietGAP trên vườn sầu riêng giống Ri 6 của gia đình. Hiện Ri 6 chiếm trên 80% diện tích VietGAP và chiếm ưu thế mạnh về tốc độ sinh trưởng, phát triển, năng suất, giá cả và sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Trồng giống Ri 6 nhiều năm qua, đặc biệt là hơn 2 năm áp dụng VietGAP trên sầu riêng đã giúp thương hiệu sầu riêng Ri 6 của gia đình ông Tùng ngày càng đạt năng suất, chất lượng, giá thành và được thị trường ưa thích. Theo chia sẻ của ông Tùng: “nếu canh tác giống Ri 6 đúng kỹ thuật thì sẽ đạt năng suất rất cao. Những năm gần đây, thu nhập trung bình trên mỗi hecta Ri 6, trừ tất cả chi phí trung bình lãi từ 250 triệu đến 500 triệu đồng/năm”. Để đạt năng suất cao, cùng các kỹ thuật chăm sóc cơ bản, ông Tùng luôn áp dụng các kinh nghiệm lâu năm.của gia đình là chủ yếu bón phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ hoai mục trộn một số nấm đối kháng Tricodecma sẽ khống chế được nấm bệnh và tạo trái đẹp, không sâu bệnh. Với kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác sầu riêng Ri 6 theo hướng KHKT mới. Vườn nhà ông Tùng là một trong những vườn sầu riêng Ri 6 có hiệu quả kinh tế cao nhất trên toàn địa bàn huyện. Thương hiệu sầu riêng Ri 6 của gia đình ông không chỉ được người dân trong địa phương biết đến mà ông còn mở rộng thị trường ở các địa bàn lân cận. Ông cũng tham gia nhiều cuộc thi trái cây và trong Hội thi cây ăn quả miền Đông tổ chức ở Suối Tiên năm 2014, vượt qua nhiều thương hiệu sầu riêng ở các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam bộ, giống sầu riêng Ri 6 của gia đình ông Tùng đã đạt được giải nhất về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong hội thi. Mang về niềm vinh dự không chỉ cho gia đình ông mà cho giống sầu riêng Ri 6 ở Long Thành ngày càng khẳng định thương hiệu rộng rãi trên thị trường. Từ những kết quả bước đầu này, huyện Long Thành đang  nhân rộng mô hình để tạo hướng phát triển sầu riêng VietGAP quy mô lớn và bền vững hơn. Ông Lâm Văn Minh, Trưởng phòng kinh tế huyện Long Thành cho biết: “Huyện đã có kế hoạch nhân rộng diện tích mô hình này trong năm 2015, hướng đến tăng diện tích lên đến 60 ha trong năm 2020 và tăng hơn nữa trong năm  2030”. Hiện Phòng kinh tế huyện Long Thành đang triển khai nghiệm thu kết quả áp dụng sản xuất sầu riêng VietGAP giai đoạn 01 để định hướng phát triển mô hình hiệu quả trong những năm kế tiếp.
     Cùng với cây ăn trái, vài năm gần đây, huyện Long Thành đã quan tâm và đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển cây trồng chủ lực, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, mang lại sự đổi thay rõ rệt cho đời sống và thu nhập ở vùng nông thôn

0230072015.JPG

Bà con tập huấn kỹ thuật VietGAP trên cây Sầu  Riêng 
     Phát triển mô hình “Cánh đồng lúa chất lượng cao” ở xã Long Phước
     Là cây trồng chủ lực ở Long Thành, cây lúa hiện chiếm trên 1000ha diện tích cây trồng trên toàn huyện. Là cây trồng tạo nguồn thu nhập chính cho người nông dân trên địa bàn nhưng do điều kiện sản xuất và các vấn đề kỹ thuật, nên năng suất và hiệu quả kinh tế từ cây trồng này nhiều năm trước đây chưa cao, chưa đem lại cho người nông dân cuộc sống ổn định. Trước vấn đề này, những năm gần đây huyện Long Thành đã lập kế hoạch, dự án để đưa KHKT, cơ giới hóa vào sản xuất nâng giá trị kinh tế của cây lúa. Trong đó, mô hình “Cánh đồng lúa chất lượng cao” được triển khai năm 2013, thí điểm trên diện tích 65 ha tại xã Bình An và Long Phước đến nay đã cho kết quả tốt. Mô hình  hỗ trợ cho bà con giống lúa đạt chất lượng, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc BVTV phù hợp giúp cây lúa phát triển mạnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ông Trần Minh Đức, Phó Trưởng phòng kinh tế huyện Long Thành cho biết: “Theo mô hình “Cánh đồng lúa chất lượng cao”, huyện sẽ tổ chức cho người nông dân sản xuất theo quy trình từ khâu chọn giống, theo dõi cây sinh trưởng, bón phân và thu hoạch. So với cách xuống giống đại trà và không hiệu quả trước đây, thì khi áp dụng mô hình, người nông dân sẽ so sánh được ưu điểm và lợi ích, tiết giảm trên 50% chi phí đầu tư”. Với người trồng lúa xã Long Phước, mô hình được triển khai đã đem lại lòng tin và sự phấn khởi lớn để tiếp tục gắn bó và duy trì cây trồng chủ lực này. Ông Nguyễn Văn Nữ, nông dân xã Long Phước chia sẽ: “Khi có mô hình này bà con chúng tôi được hỗ trợ giống, tư vấn kỹ thuật, năng suất bình quân tăng cao hơn hẳn, so với năng suất trung bình 4-5 tấn lúa trên 1ha những năm trước đây, thì khi địa phương triển khai mô hình, bà con trồng lúa đã áp dụng tăng năng suất từ 10 đến 13 tấn/ha”.
     Gần 2 năm áp dụng mô hình, có thể thấy năng suất bình quân trên cây lúa tăng rất cao. Trong vụ lúa Đông Xuân vừa qua, nhiều nông hộ đã thu hoạch đạt trên 11 tấn lúa/ha, tăng thu nhập kinh tế gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất lúa thủ công trước đây. Qua hiệu quả bước đầu này, trong năm 2015, phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh và trường Đại học ông lâm TP. HCM, huyện Long Thành sẽ tập trung thực hiện dự án “Cánh đồng mẫu lớn” trên diện tích ban đầu là 110ha trên địa bàn xã Long Phước.|
     Cùng với cây trồng chủ lực, phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu chăn nuôi tập trung cũng đang mang lại nguồn kinh tế cao và ổn định cho nhiều nông hộ trên địa bàn. Trao đổi với ông Lê Thanh Bảo, ngụ ấp 1 xã Bàu Cạn, hiện là chủ trại chăn nuôi heo gia công Giang Nam, ông chia sẽ, gia đình đã nuôi heo trên 10 năm qua, nhưng những năm trước luôn gặp nhiều rủi ro vì nuôi tự phát và nhỏ lẻ, không có đầu ra ổn định. Khi chuyển sang nuôi gia công cho CP thì hiệu quả kinh tế rất ổn định. Với việc nuôi gia công, gia đình ông Bảo sẽ đầu tư vốn ban đầu xây dựng hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, vệ sinh an toàn đạt tiêu chuẩn. Bên công ty gia công sẽ ký hợp đồng dài hạn thuê chuồng trại, cung cấp giống, thức ăn, kiểm dịch, theo dõi định kỳ heo sinh trưởng phát triển và bao tiêu sản phẩm khi heo đã đạt trọng lượng theo đơn giá ký trên hợp đồng. Với việc nuôi gia công này, tính theo diện tích trên 10.000m2, gia đình ông Bảo nuôi trung bình từ 2000 đến 2400 con heo thịt, trừ chi phí nhân công, mỗi đợt xuất chuồng gia đình ông lãi trung bình trên 500 triệu đồng. Để tiết giảm chi phí đầu tư chuồng trại, từ năm 2013 đến nay ông Bảo đã áp dụng nuôi heo trên đệm lót sinh học và thấy được những lợi ích đáng kể. Ông Lê Thanh Bảo chia sẽ: “Trước đây nuôi heo dùng nước tắm, phun xịt heo dễ mắc dịch bệnh, khi tìm hiều và áp dụng đệm lót sinh học thì môi trường không bị ô nhiễm, heo khỏe, phát triển tốt, với đệm lót sinh học thì khi áp dụng tôi dùng 30 phân trấu, 20 phân sơ dừa sau đó rải men lên, mỗi đệm lót trại dùng 1 lần cho 1 lứa heo từ khi nuôi đến xuất chuồng, qua lứa mới sẽ đổi đệm lót mới, phần đệm cũ tôi bán cho người dân làm phân bón cho cây trồng”
     Không chỉ riêng trang trại chăn nuôi gia công của gia đình ông Bảo, hiện trên địa bàn xã Bàu Cạn có trên 50 hộ chăn nuôi gia công, phần lớn cho công ty CP với hiệu quả kinh tế cao. Góp phần tăng thu nhập kinh tế chung trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn cho biết: “Chăn nuôi gia công mang đến hiệu quả kinh tế rất cao so với nuôi tự chăm sóc và tiêu thụ. Người nuôi gia công sẽ được công ty hỗ trợ giống, kỹ thuật, định kỳ chăm sóc theo dõi dịch bệnh, đặc biệt là ký hợp đồng đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Hiện việc chăn nuôi gia công ở địa phương đang mang lại cho người chăn nuôi thu nhập kinh tế rất cao”. Xã Bàu Cạn hiện cũng là địa phương mà huyện Long Thành đã quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn, vệ sinh và cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường. Trong đó việc chăn nuôi gia công luôn dược huyện khuyến khích vì mô hình này mang lại nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo theo dõi, khống chế dịch bệnh tốt trên đàn gia súc gia cầm. Đặc biệt là bao tiêu sản phẩm, ổn định tiêu thụ cho người chăn nuôi. Ông Trần Minh Đức, Phó Trưởng phòng kinh tế huyện Long Thành cho biết: “Nói về lợi ích của nuôi gia công trên địa bàn là rất lớn. Mô hình này đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi, phòng ngừa rũi ro về dịch bệnh, giá cả thị trường, đầu ra sản phẩm. Tính trung bình 10.000m2 diện tích chăn nuôi gia công, trừ các chi phí mỗi năm đem lại cho bà con nguồn lãi trên dưới 1 tỷ đồng”. Khu chăn nuôi tập trung xã Bàu Cạn hiện có diện tích 56ha. Để tạo điều kiện cho người dân ở địa phương chăn nuôi theo quy trình và ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Thu hút các nguồn đầu tư và ký kết hợp đồng từ các công ty thuê chăn nuôi gia công. Phòng kinh tế huyện đang trình xét duyệt dự án quy hoạch thêm 90ha diện tích khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn này.
Đào Dung

Hình minh họa

16968.0230072015.JPG

Tin nổi bật

No

Loại tin con

 

LoaiTinCon:ID

 

ViewCount

3

Audio File Name

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 7/30/2015 3:05 PM by System Account
Last modified at 11/20/2017 10:59 PM by System Account