Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Home

:

Tin tức - bài viết: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Nhơn Trạch

Title

Xây dựng nông thôn mới tại huyện Nhơn Trạch

Loại tin

CT. Nông thôn mới - OCOP

Loại tin:ID

80

Đoạn tin ngắn

   ​Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2011-2015. Huyện Nhơn Trạch đã tập trung đầu tư, xây dựng địa phương theo tiêu chí phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Khai thác hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, lợi thế so sánh và nguồn lực trong dân. Phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh vùng chuyên canh, áp dụng kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi để tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao. Sản lượng ngày càng tăng, phục vụ tiêu dùng chế biến và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng kinh tế ở địa phương, tăng thu nhập cho người nông dân. Giúp bà con duy trì diện tích canh tác và vươn lên khá, giàu.

Nội dung

   ​Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2011-2015. Huyện Nhơn Trạch đã tập trung đầu tư, xây dựng địa phương theo tiêu chí phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Khai thác hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, lợi thế so sánh và nguồn lực trong dân. Phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh vùng chuyên canh, áp dụng kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi để tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao. Sản lượng ngày càng tăng, phục vụ tiêu dùng chế biến và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng kinh tế ở địa phương, tăng thu nhập cho người nông dân. Giúp bà con duy trì diện tích canh tác và vươn lên khá, giàu.

   ​Mô hình nuôi tôm bè ở Bàu Cạn
   Xã Phước An, huyện Nhơn Trạch hiện là khu vực có nhiều nông hộ sinh sống bằng nghề nuôi tôm. Nông hộ ông Ngô Văn Tài, ngụ tại địa bàn đào ao thả tôm ở Bàu Cạn từ những ngày khu vực này chỉ có vài hộ. Rồi lên đến 5,7 hộ, trên 10 hộ và hiện tại là trên 30 hộ. Qua hơn 10 năm gắn bó với nghề, không ít lần thất bại và thua lỗ nhưng ông Tài vẫn quyết tâm bám trụ và tìm các giải pháp đầu tư sản xuất theo kỹ thuật, theo dõi phòng trừ dịch bệnh giúp tôm sinh trưởng tốt, đạt năng suất và chất lượng cao.
   Bắt đầu từ 2.000m2 diện tích nuôi tôm sú, nhưng do dịch bệnh nên gia đình đã chuyển hẳn sang nuôi tôm thẻ và nhân rộng mô hình. Đến nay diện tích mặt nước nuôi tôm thẻ đã tăng lên trên 10.000m2 và phát triển rất hiệu quả. Ông Tài cho biết: ”hiện nay nuôi tôm thẻ ít dịch bệnh và rũi ro hơn so với việc nuôi tôm sú, giá cả và đầu ra sản phẩm cũng rất ổn định”. Qua chia sẽ của ông Tài với nhiều ưu điểm, tôm thẻ hiện đang là con giống được nhiều nông hộ nuôi tôm ở Bàu Cạn chọn để canh tác. Ông Tài cũng chia sẻ thêm: ”với giống tôm thẻ, thông thường người nuôi thả trung bình 2 vụ/ năm. Nếu thuận thì có thể tăng lên 3 vụ/năm. Mỗi vụ tôm từ lúc thả đến khi thu hoạch kéo dài từ 45 đến 90 ngày. Trong đó, cứ 1.000m2 diện tích mặt nước trung bình thả 50 ngàn con tôm giống. Để tôm thẻ phát triển tốt, đạt năng suất thì người nuôi phải chú ý từ các khâu chọn giống có chất lượng, uy tín ban đầu”.
   Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi tôm thẻ, ông Tài còn áp dụng hiệu quả phương pháp diệt khuẩn, phòng bệnh dịch từ khâu xử lý nước ban đầu khi bơm vào vuông. Cách làm này phòng trừ được trên 80% bệnh đốm trắng trên tôm. Với thổ nhưỡng và khí hậu ở Bàu Cạn, hộ ông Tài thường thả tôm vào khoảng tháng 12 âm lịch hằng năm. Đây là thời gian thuật lợi cho vụ tôm đầu mùa đạt năng suất cao nhất. Tính trung bình 10.000m2, với giá bình quân của tôm thẻ dao động từ 140 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/kg. Trừ tất cả chi phí, mỗi vụ thu hoạch ông Tài lãi trên 500 triệu đồng. Mỗi năm thu nhập từ nghề nuôi tôm mang đến cho gia đình nguồn thu từ 1 đến 2 tỷ đồng. Có thể nói đây là nguồn thu nhập khá cao góp phần tăng kinh tế cho người nông dân, tăng thu nhập bình quân đầu người ở địa phương.
   Địa phương quan tâm đầu tư, phát triển nghề nuôi tôm
   Là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi tôm luôn được huyện Nhơn Trạch quan tâm và tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển ổn định và nhân rộng mô hình. Với khu vực tập trung nuôi tôm bè ở Bàu Cạn. Trong năm 2014, từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình XDNTM. Huyện đã đầu tư xây dựng hạ tầng dẫn vào khu sản xuất. Trong đó có đường điện hạ thế dài trên 1.000m với kinh phí trên 900 triệu đồng. Việc hạ thế điện đến tận cánh đồng đã giúp cho người nông dân thuận lợi rất nhiều trong canh tác, sử dụng năng lượng. Đặc biệt là tiết giảm trên 60% chi phí sản xuất so với việc dùng máy dầu như trước đây. Bên cạnh đó, để động viên tinh thần người nuôi tôm, những năm gần đây huyện phối hợp với trung tâm khuyến nông tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, nâng cao trình độ nuôi tôm. Tư vấn tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm. Giúp các nông hộ trên địa bàn định hướng canh tác tôm lâu dài và ổn định. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nhân, Phó Phòng Kinh Tế huyện Nhơn Trạch cho biết: ”Nghề nuôi tôm đang là kinh tế mũi nhọn của huyện Nhơn Trạch trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản. Mang lại thu nhập kinh tế khá cao cho người nông dân. Để phát triển hiệu quả hơn nữa mô hình kinh tế này, cùng với mục tiêu xây dựng địa phương nông thôn mới, trong năm 2015, huyện Nhơn Trạch sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện các tuyến đường nội đồng phục vụ tốt hơn trong vùng tập trung nuôi tôm”.
   Huyện Nhơn Trạch hiện có trên 2.000ha nuôi tôm. Để nghề này phát triển ngày càng hiệu quả hơn, huyện đã hướng dẫn bà con canh tác theo hướng thâm canh. Hiện có trên 300ha nuôi tôm thâm canh, huyện cũng đang triển khai khu quy hoạch nuôi tôm theo nhà màng và công nghệ cao năm 2015.
0321072015.JPG
 
Ông Ngô Văn Tài và cán bộ huyện Nhơn Trạch ngoài vuông tôm.
 
   Dưa lưới – Cây trồng mới, hiệu quả kinh tế cao
   Là cây trồng mới ở Nhơn Trạch, cây dưa lưới được nông hộ Vũ Văn Cường, ngụ xã Vĩnh Thanh đưa về địa phương canh tác thí điểm theo kỹ thuật sản xuất công nghệ cao với đa số trang thiết bị nhập từ Irael. Công nghệ này sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện hộ ông Cường đang canh tác giống mới này trong khu nhà lưới có diện tích trên 2ha. Để bắt đầu với nghề trồng dưa lưới, Ông Vũ Văn Cường cho biết: ” Gần 2 năm kiên trì đi các nơi, trong và ngoài nước để tìm hiểu về giống cây trồng này, ông thấy tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, giá trị kinh tế cao nên quyết tâm tìm hiểu thêm công nghệ cao để canh tác đúng tiêu chuẩn, chất lượng dưa lưới”
   Chính thức áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao năm 2013. Đến nay trang trại của ông Cường đã đưa vào canh tác, xuống giống và thu hoạch gần 20 vụ dưa lưới. Năng suất và hiệu quả kinh tế bước đầu được anh Cường đánh giá khá cao so với các loại cây ăn trái trên thị trường. Đặc biệt, việc áp dụng sản xuất công nghệ cao giúp dưa lưới đạt chất lượng mẫu mã đẹp, vị ngon ngọt, đảm bảo không có thuốc tăng trưởng, sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh. Dưa lưới - còn gọi là dưa vàng, dưa hấu vàng, là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, E và C, cùng các khoáng chất như beta carotene, kali và mangan; tăng cường khả năng miễn dịch; cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, dưa lưới hiện là một trong nhiều loại trái cây thơm, ngon bổ dưỡng mà người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt là vùng nhiệt đới, nắng nóng, oi bức. Dưa lưới giúp bổ sung lượng nước mát, giàu năng lượng bồi bổ cơ thể.
   Là cây trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Thời tiết nắng nóng gây gắt là nhiệt độ tốt nhất để dưa lưới phát triển, đặc biệt là tạo độ ngọt, dòn, thơm ngon. Với kỹ thuật canh tác theo công nghệ cao. Hệ thống nhà lưới của trang trại ông Cường được khép kín bằng những tấm nhựa cao cấp. Những tấm nhựa này có tác dụng phủ kín toàn bộ khu nhà lưới. Thu nhận ánh sáng mặt trời và giữ nhiệt độ trung bình 37 – 39độ trong nhà lưới. Với nhiệt độ này, kỹ thuật tưới nước cho dưa lưới cũng khác các kỹ thuật thường thấy như tưới tràn, tưới bed phun, tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm. Ông Cường áp dụng hệ thống tưới công nghệ cao với thiết kế ống tưới được dặt trong lòng đất, nước sẽ thấm vào bộ rễ theo đúng liều lượng. Kỹ thuật tưới này giúp cây hấp thu dinh dưỡng sâu trong đất, giữ độ nóng trong nhà lưới giúp dưa phát triển đúng nhiệt độ.
   Cùng trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật mới. Ông Cường áp dụng bón chủ yếu phân hữu cơ và bổ sung đạm. Giúp dưa lưới đạt năng suất và độ an toàn thực phẩm cao. Tránh hoàn toàn được sự xâm nhập của các loại côn trùng từ bên ngoài. Bảo đảm chất lượng dưa lưới từ lúc gieo trồng đến thu hoạch sản phẩm. Theo chia sẽ của ông Cường: “Dưa lưới của trang trại được xuống giống và thu hoạch trung bình trong khoảng thời gian 70 ngày đến 80 ngày/ vụ. Trung bình khoảng 1.000m2 dưa lưới, trừ tất cả chi phí mỗi vụ thu hoạch lãi trên 30 triệu đồng. Nếu tính với diện tích hiện tại trồng trên 10.000m2 dưa lưới. Mỗi năm trang trại lãi trên 1,5 tỷ đồng”. Với trang trại của ông Cường, hiện đầu ra cho sản phẩm dưa lưới chủ yếu cung cấp theo đơn đặt hàng từ các tỉnh thành xa. Giá trung bình từ 25 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng/kg. Theo ông Cường, nguồn hàng ở trang trại hiện chưa đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
   Là cây trồng mới và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng dưa lưới đang được chính quyền địa phương Nhơn Trạch quan tâm và lên kế hoạch nhân rộng. Ông Nguyễn Văn Nhân, Phó Phòng Kinh Tế huyện Nhơn Trạch cho biết: “Từ giá trị kinh tế bước đầu, mô hình cây trồng mới-cây dưa lưới đang được một số nông hộ tìm hiểu và đưa vào canh tác. Trong năm 2015 này phòng kinh tế huyện Nhơn Trạch có kế hoạch tập trung nhân rộng mô hình rộng rãi đến bà con nông dân. Cùng với trang trại ông Cường, hiện phòng kinh tế huyện đã nhân rộng thêm 03 mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao.”
0421072015.JPG 
                                          
Ông Vũ Văn Cường trong vườn dưa lưới

Đào Dung

Hình minh họa

16966.0521072015.JPG

Tin nổi bật

No

Loại tin con

 

LoaiTinCon:ID

 

ViewCount

0

Audio File Name

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 7/21/2015 10:30 AM by System Account
Last modified at 8/12/2016 8:15 AM by DONGNAI\chinhhc.snnptnt